Sinh viên Thương mại kết nối người yêu thời trang với bảo vệ môi trường

Với mong muốn góp phần bảo vệ môi trường, tạo ra giá trị kinh tế bền vững, một nhóm sinh viên trường Đại học Thương mại đã xây dựng đề án CIRCLE Z - Sàn giao dịch thương mại điện tử thời trang tái chế. Ý tưởng khởi nghiệp này được đánh giá cao về khả năng áp dụng thực tiễn.
“Dạ khúc tháng tư” – món quà ý nghĩa chào tân sinh viên 400 vận động viên tranh tài sôi nổi tại giải bóng đá sinh viên lần thứ VII Dự án Chinh phục ngôn ngữ giành giải Nhất cuộc thi “Sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp”

Đề án được thực hiện bởi nhóm bạn trẻ gồm: Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Thị Thảo, Vũ Thị Minh Hạnh, Trần Duy Nam, Lê Thị Khánh Linh đều là sinh viên trường Đại học Thương mại.

Theo Trưởng nhóm Nguyễn Thanh tùng, ý tưởng đề án bắt nguồn từ chính những thành viên trong đội, những người muốn bảo vệ môi trường sống. Hiện nay ngành công nghiệp may mặc đang ảnh hưởng xấu tới môi trường. Theo thống kê của các tổ chức uy tín, mỗi năm ngành công nghiệp thời trang thải ra môi trường 92 triệu tấn rác thải. Mỗi năm ngành này sử dụng 93 tỷ m3 nước. Đặc biệt, 10% là lượng khí thải carbon ngành công nghiệp thời trang thải ra thế giới mỗi năm, nhiều hơn khí thải từ các máy bay và tàu thủy cộng lại.

Đại diện nhóm thuyết trình đề án
Đại diện nhóm thuyết trình đề án

“Thực tế cũng cho thấy, rất nhiều bộ trang phục chúng ta mặc vài lần rồi bỏ. Tìm hiểu kỹ hơn, chúng mình nhận thấy không phải chỉ có công nghiệp dầu mỏ, vận chuyển,... mới gây ra ô nhiễm tới môi trường mà ngay cả thời trang chúng ta mặc hằng ngày. Nếu con người không biết cách sản xuất và sử dụng hợp lý thì đây cũng chính là một trong những lý do gây ô nhiễm môi trường hàng đầu”, Thanh Tùng chia sẻ.

Đó cũng là lý do đề án “CIRCLE Z - Sàn giao dịch thương mại điện tử thời trang tái chế ra đời” ra đời với sứ mệnh phát triển kinh tế bền vững, thúc đẩy sự sáng tạo ngành thời trang tái chế và góp phần giảm thiểu tác hại của rác thải thời trang tới môi trường. Để kết nối cộng đồng, CIRCLE Z cung cấp không gian mua bán thời trang tái chế trực tuyến an toàn, thân thiện với người dùng. Ứng dụng cũng kết nối người bán thời trang tái chế với khách hàng muốn mua sản phẩm của họ.

Theo nhóm bạn trẻ, đề án có nhiều điểm nổi bật, bởi khởi nghiệp ở thị trường ngách nên CIRCLE Z sẽ ít cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn, tỉ lệ “sống sót”, bền bỉ cao hơn. Hơn nữa theo thống kê từ cuộc khảo sát của Trivium Packaging cho thấy 75% người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm bền vững. Tái chế cũng nhận được sự sủng ái từ nhiều thương hiệu. Ngoài ra các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội cao sẽ luôn nhận được sự quan tâm lớn từ các cơ quan nhà nước.

Nhóm bạn trẻ nhận giải thưởng
Nhóm bạn trẻ nhận giải thưởng tại cuộc thi “Khơi nguồn Startup”

Đề án được đánh giá cao tại cuộc thi “Khơi nguồn Startup” do trường Đại học Thương mại tổ chức. Đây chính là động lực để nhóm bạn trẻ tiếp tục nghiên cứu và phát triển đề án tốt hơn trong thời gian tới “Chúng mình cũng cố gắng học tập trau dồi kiến thức ở trường để có thể biến đề án trên giấy thành hiện thực, giúp góp phần trong công cuộc bảo vệ môi trường sống của chúng ta”, Nguyễn Thị Thảo chia sẻ.

Biến suy nghĩ thành hành động, bước đầu nhóm bạn trẻ đã xây dựng cộng đồng những người yêu thời trang và bảo vệ môi trường; Đồng thời đẩy mạnh truyền thông để nâng cao nhận thức của mọi người về thời trang tái chế.

“Từ cuộc thi “Khơi nguồn Startup” chúng mình đã học hỏi được nhiều kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm về khởi nghiệp. Đây sẽ là nền tảng để cả nhóm nỗ lực đưa đề án vào thực tế, góp phần phát triển nền kinh tế bền vững, giảm thiểu những vấn đề về ô nhiễm mà ngành công nghiệp may mặc gây ra”, Thanh Tùng cho biết.

Nguyễn Dũng
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động