Sinh viên nắm bắt công việc tốt hơn khi được đào tạo thực chiến

Hiện nay, không ít các doanh nghiệp gần như phải đào tạo lại về nghiệp vụ, chuyên môn cho sinh viên mới ra trường mặc dù được làm đúng chuyên ngành học; gây ra sự tốn kém lãng phí nguồn lực cho xã hội.
Thủ tướng nhắn nhủ người trẻ "thổi bùng đam mê" khởi nghiệp, sáng tạo Sinh viên thích thú trải nghiệm tìm kiếm việc làm ngay tại sân trường

Nguyên nhân đến từ quá trình đào tạo, có thể do giảng viên cũng ít trải nghiệm thực tế nên bài giảng nặng về lý thuyết mà chưa bắt kịp xu thế thời đại.

Đồng thời, sinh viên khi đi thực tập thì mang tính hình thức, chưa được hướng dẫn tận tình các nghiệp vụ thực tế, bản thân một số sinh viên cũng thiếu sự tự lập, sống phụ thuộc vào gia đình.

Cùng với đó, trong những năm học đại học, sinh viên chỉ quan tâm học trên sách vở mà không học ngoài thực tế, không đi làm thêm các công việc đúng hay gần với chuyên ngành mình học, hay đơn giản làm công việc nào đó để có trải nghiệm đi làm nhằm có cơ hội quan sát, học hỏi từ các đồng nghiệp, vận hành của tổ chức.

Ngoài ra, không ít các sinh viên khi ra trường bỡ ngỡ với ứng dụng công nghệ trong quá trình bắt nhịp ngay những ngày đầu tiếp cận công việc, mặc dù rất cố gắng nhưng do chưa được đào tạo kỹ năng từ khi học đại học nên phải mất nhiều thời gian tự học hỏi mới nắm bắt được công nghệ và sử dụng vào hỗ trợ công việc… khiến cho sinh viên mất đi những cơ hội phát triển bản thân, thăng tiến trong sự nghiệp.

Sinh viên nắm bắt công việc tốt hơn khi được đào tạo thực chiến
Kết nối ngân hàng, kiến tạo nơi thực tập và làm việc cho sinh viên.

Trong thời đại 4.0, kỹ năng số đã và đang dần trở thành một kỹ năng thiết yếu và đương nhiên sinh viên cần phải có trước khi ra trường.

Theo ông Nguyễn Quang Huy, CEO Khoa Tài chính - Ngân hàng thuộc Trường Đại học Nguyễn Trãi, Việt Nam đang là quốc gia thực hiện nhanh, hiệu quả việc chuyển đổi số.

Theo đó, chỉ số Đổi mới sáng tạo của Việt Nam năm 2023 đứng thứ 46/132, liên tiếp duy trì trong nhóm 50 nước dẫn đầu từ năm 2018 đến nay (theo WIPO), Báo cáo của EconomySEA của Google, Temasek và Bain đánh giá tốc độ phát triển kinh tế số Việt Nam nhanh nhất Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp (2022 đạt 28%, 2023 đạt 19%), cao gấp 3,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP.

Mặt khác, theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, kinh tế số năm 2023 đã đóng góp khoảng 16,5% GDP. Trong giai đoạn 2021-2025, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã xác định trọng tâm của chuyển đổi số quốc gia với chủ đề "Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số".

Do vậy, nhà trường và sinh viên cần chủ động nắm bắt ứng dụng công nghệ vào việc đào tạo, học tập để sinh viên từng bước tham gia vào quá trình chuyển đổi số, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế số.

Sinh viên nắm bắt công việc tốt hơn khi được đào tạo thực chiến
Sinh viên thực tập tại các doanh nghiệp.

Đồng thời cũng cần tăng cường trải nghiệm khi cho sinh viên thực tập, làm cộng tác viên tại những doanh nghiệp trong các lĩnh vực: Ngân hàng, chứng khoán, doanh nghiệp, công ty tài chính, fintech.

Sau khi sinh viên trải nghiệm đa dạng thì sẽ tìm ra được lĩnh vực mình yêu thích, đam mê phù hợp với mục tiêu của bản thân để lựa chọn danh mục các công ty tuyển dụng tiềm năng rồi xây dựng lộ tình tiếp cận, ứng tuyển, làm việc và phát triển.

Được biết, định hướng của Khoa Tài chính - Ngân hàng của trường Đại học Nguyễn Trãi sẽ đồng thời vừa đạo tạo chuyên ngành tài chính - ngân hàng song hành với đào tạo kỹ năng số qua các các môn học: Tài chính công nghệ (fintech), phân tích xử lý dữ liệu lớn Big Data, lập trình, thiết kế wed, trí tuệ nhân tạo….

Đồng thời, khoa cũng sẽ thường xuyên mời các chuyên gia, lãnh đạo các doanh nghiệp công nghệ, fintech, lãnh đạo các khối công nghệ hay ngân hàng số tại các định chế tài chính tới chia sẻ, cập nhật và hướng dẫn cho sinh viên nắm bắt những nguyên tắc cở sở, ứng dụng vào thực tế, sử dụng công nghệ vào hỗ trợ cho học tập và công việc.

Trong đó, các bài tập cá nhân, bài tập nhóm sẽ trọng tâm vào khai phóng những tiềm năng trí tuệ, đam mê của sinh viên, phát huy trí tưởng tượng, khả năng tìm tòi sáng tạo, liên hệ với thực tế và cách giải quyết vấn đề một cách tối ưu dựa trên ứng dụng của công nghệ, các nền tảng số.

Với định hướng đào tạo đưa ứng dụng công nghệ 4.0 vào các chương trình học, các chuyên ngành, trường cũng thường xuyên đưa sinh đi thực tập tại các doanh nghiệp, kết nối các nhà tuyển dụng để giúp sinh viên có cơ hội làm thêm đa dạng các loại hình doanh nghiệp phù hợp với định hướng chuyên ngành đào tạo.

Bên cạnh đó, giảng viên của trường cũng là những người đã từng có thời gian làm nhiều vị trí công việc tại các doanh nghiệp hay định chế tài chính. Do đó, sinh viên sẽ có cơ hội cập nhật được trí thức tiên tiến và nâng cao được tính thực chiến ngay trong quá trình đang học trên nghệ nhà trường.

Hậu Lộc
Phiên bản di động