Quận Long Biên - Bài 2: Buông lỏng quản lý để tràn lan vi phạm đất nông nghiệp, đất công

Theo kết luận thanh tra của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, ở nhiều phường tại quận Long Biên (Hà Nội), đất nông nghiệp công ích, đất công cho các hộ gia đình, cá nhân thuê dù không sử dụng đúng mục đích nhưng không bị chính quyền phường lập hồ sơ xử lý vi phạm theo quy định...
Quận Long Biên - Bài 1: Lấn chiếm, cho thuê trái phép hàng chục hecta đất nông nghiệp Xã Tân Lập - Đan Phượng: Vi phạm tràn lan, chính quyền có buông lỏng quản lý?

Như Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã thông tin, kết luận thanh tra số 316/KL-STNMT-TTr của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (TNMT) nêu về kết quả xử lý các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp cho thấy, UBND quận Long Biên báo cáo đã xử lý được 163 trường hợp vi phạm trên tổng số 304 trường hợp vi phạm; tổng diện tích đất nông nghiệp được khắc phục triệt để là 2,7999 ha trên tổng diện tích bị vi phạm là 13,7144 ha; diện tích vi phạm còn phải xử lý là 19,9145 ha gồm 141 trường hợp, không bao gồm các trường hợp vi phạm nằm trong các dự án đã có thông báo thu hồi đất, UBND các phường đang tiến hành thủ tục kiểm đếm, lập phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bàng theo quy định.

Theo Sở TN&MT Hà Nội, thực tế kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất nông nghiệp tại một số phường trên địa bàn quận Long Biên cho thấy:

Tại phường Thượng Thanh, đến thời điểm thanh tra còn 7.746 m2 gồm 47 trường hợp ở tổ 13 tự chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, xây dựng nhà ở từ trước năm 2000, UBND phường Thượng Thanh không lập hồ sơ xử lý vi phạm, không xác định được thời điểm xảy ra vi phạm, nhiều trường hợp đã xây dựng nhà ở kiên cố và chuyển nhượng trái quy định, đến nay các vi phạm chưa được lập hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật.

Tại phường Giang Biên, đến thời điểm thanh tra còn 7 trường hợp sử dụng đất nông nghiệp thuê của 642 hộ dân với tổng diện tích 59.000 m2 để sử dụng vào mục đích bãi trung chuyển vật liệu xây dựng từ năm 2003. UBND phường Giang Biên đã lập hồ sơ vi phạm hành chính, xử phạt đối với vi phạm vào các năm 20176, 2017, 2018, tuy nhiên đến thời điểm thanh tra thì các vi phạm vẫn chưa được khắc phục.

quan long bien bai 2 buong long quan ly de tran lan vi pham dat nong nghiep dat cong
Tại phường Bồ Đề, đến thời điểm thanh tra còn 46 trường hợp xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp với tổng diện tích vi phạm là 3.596 m2.

Tại phường Bồ Đề, đến thời điểm thanh tra còn 46 trường hợp xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp với tổng diện tích vi phạm là 3.596 m2, thời điểm xảy ra vi phạm là từ năm 2004 trở về trước, UBND phường Bồ Đề không có biện pháp xử lý theo quy định.

Tại phường Cự Khối, đến thời điểm thanh tra còn 10 trường hợp xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, thời điểm xảy ra vi phạm từ trước năm 2014, đến thời điểm thanh tra UBND phường Cự Khối chưa lập hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật.

Tại phường Long Biên, đến thời điểm thanh tra còn 92 trường hợp xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp với tổng diện tích 15.009 m2, thời điểm xảy ra vi phạm từ trước năm 2014 trở về trước, đến thời điểm thanh tra, UBND Long Biên chưa lập hồ sơ xử lý theo quy định.

Theo Sở TN&MT Hà Nội, các vi phạm nêu trên tại thời điểm thanh tra chưa được UBND các phường lập hồ sơ xử lý dứt điểm hoặc kiến nghị các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật, cần kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và có biện pháp khắc phục.

quan long bien bai 2 buong long quan ly de tran lan vi pham dat nong nghiep dat cong
Tại phường Cự Khối, đến thời điểm thanh tra còn 10 trường hợp xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, thời điểm xảy ra vi phạm từ trước năm 2014, đến thời điểm thanh tra UBND phường Cự Khối chưa lập hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật.

Đối với quản lý, sử dụng đất nông nghiệp công ích, đất công và xử lý vi phạm, kết quả thanh tra cho thấy, phần lớn diện tích đất nông nghiệp công ích đều đã cho các hộ gia đình, cá nhân thuê nhưng không sử dụng vào mục đích nông nghiệp, việc cho thuê đất công ích không thực hiện thông qua đấu giá để giao thầu sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 và Luật Đất đai năm 2013.

"Nhiều trường hợp ngay sau khi được thuê đã tự chuyển mục đích sử dụng làm nhà xưởng, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, cơ sở sinh thái nhưng không được UBND các phường lập hồ sơ xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật như các trường hợp vi phạm trên địa bàn phường Thượng Thanh, Bồ Đề, Giang Biên, Long Biên, Việt Hưng, Cự Khối, Đức Giang", kết luận nêu.

Trong đó, đất công ích bị vi phạm, xây dựng nhà ở, nhà xưởng, cơ sở kinh doanh, dịch vụ trái phép đến 32 trường hợp với diện tích đất vi phạm là 3,31 ha; đất công bị vi phạm để xây dựng nhà ở, nhà kho, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, bến bái trái quy định là 254 trường hợp với diện tích vi phạm đến 8,32 ha.

Đến thời điểm thanh tra, các vi phạm chưa được UBND các phường và UBND quận Long Biên xử lý theo quy định của pháp luật là buông lỏng quản lý, không thực hiện đúng các quy định tại Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 và chỉ đạo của UBND TP Hà Nội.

Trong khi đó, đối với việc sử dụng đất nông nghiệp, đất công vào mục đích kinh tế trang trại, phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng được UBND quận Long Biên phê duyệt, kết quả thanh tra cho thấy cũng có nhiều vi phạm.

Cụ thể, phần lớn các phương án sử dụng đất được UBND quận Long Biên phê duyệt không xác định được loại đất sử dụng trong phương án; không làm rõ căn cứ pháp luật khi cho phép chủ đầu tư được xây dựng công trình trên đất, không phù hợp với Quyết định số 05/2008/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội; trách nhiệm thuộc các Phòng, Ban chuyên môn thuộc quận Long Biên trong công tác tham mưu trình UBND quận phê duyệt phương án và quản lý việc thực hiện phương án, cần làm rõ trách nhiệm và có biện pháp khắc phục.

Bên cạnh đó, quá trình chủ đầu tư thực hiện phương án sử dụng đất không được các cơ quan chức năng của UBND quận Long Biên và UBND các phường tổ chức kiểm tra, có biện pháp xử lý dứt điểm các vi phạm phát sinh; trách nhiệm thuộc về Thanh tra xây dựng quận Long Biên (nay là Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị quận Long Biên), Chủ tịch UBND các phường có phương án được phê duyệt để phát sinh công trình xây dựng vi phạm, cần được làm rõ trách nhiệm đối với Chánh Thanh tra xây dựng, Đội trưởng Đội quản lý trật tự xây dựng và Chủ tịch UBND các phường, cần có biện pháp khắc phục vi phạm theo quy định của pháp luật.

Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin.

Anh Hiếu - Văn Huy - Phạm Mạnh
Theo TTTĐ
Phiên bản di động