Nóng tuần qua: Tranh cãi cho phép học sinh dùng điện thoại trong lớp

Thông tư 32 cho phép học sinh THCS, THPT sử dụng điện thoại trong lớp dưới sự giám sát của thầy cô đã gây cơn bão tranh cãi trên báo chí và mạng xã hội. “Cơn lũ” ngôn từ thiếu văn hóa đang ập vào đám học trò, có lợi ích nhóm ở việc đưa sách tham khảo vào trường… là những tin nóng trong lĩnh vực giáo dục.
Giáo viên toàn quyền quyết định khi nào học sinh được dùng điện thoại Cho phép học sinh dùng điện thoại trong lớp: Nhiều ý kiến trái chiều Cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trên lớp để phục vụ học tập

Tranh cãi cho phép học sinh dùng điện thoại

Phụ huynh lo lắng sợ con mình được phép dùng điện thoại trong lớp sẽ không kiểm soát được. Giáo viên sợ học trò đánh mất sự sáng tạo khi phụ thuộc vào “chị Google”. Những thông tin dễ dàng phát tán trên mạng và nhiều thói xấu đang thâm nhập vào đám học trò cũng khiến người lớn đau đầu hơn trước thông tin cho phép con dùng điện thoại trong lớp.

Nóng tuần qua: Tranh cãi cho phép học sinh dùng điện thoại trong lớp

Thời hạn thông tư có hiệu lực rất cận kề - kể từ 1/11/2020 nhưng có vẻ như người lớn chưa sẵn sàng chấp nhận con em mình dùng smartphone trong lớp - thứ cũng dễ dàng gây nghiện và có thể mang đến những sang chấn tâm lý nếu lạm dụng quá mức.

Đại diện Bộ GD-ĐT khẳng định, việc cho phép dùng điện thoại trong lớp là có sự kiểm soát và người kiểm soát ở đây chính là các thầy cô giáo.

Lường trước nguy cơ, cài đặt thêm phần mềm bảo vệ, hướng dẫn con em mình sử dụng smartphone hữu ích, quy định giờ sử dụng… cũng là cách phụ huynh và giáo viên có thể áp dụng để đón đầu thông tư 32 của Bộ Giáo dục.

“Cơn lũ” ngôn từ thiếu văn hóa ập vào học sinh

Sự bùng nổ của mạng xã hội, các nhóm kín và sự tự do thái quá đang khiến nhiều học sinh nói tục chửi thề cả ở trên mạng và trong trường học. Và dường như nhà trường, gia đình đang ở thế thua. Các em văng tục chửi bậy như một thứ mốt và đua nhau nói. Dù các trường có những kỉ luật rất nghiêm khắc, cấm nói tục chửi bậy thậm chí áp dụng cả biện pháp trả về gia đình nếu các biện pháp nhắc nhở, cảnh báo không hiệu quả thì vẫn không thể cấm học sinh nói bậy.

Nóng tuần qua: Tranh cãi cho phép học sinh dùng điện thoại trong lớp
Ảnh minh họa

Các chuyên gia giáo dục cho rằng, để nói tục, chửi thề không là “một phần tất yếu của cuộc sống”, cần phải có 'vắc xin' và phải được "tiêm" ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ. Cần phải có một giải pháp đồng bộ của người lớn (gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội...) từ việc quan tâm giáo dục trẻ biết nói lời hay, chuẩn mực khi còn bé, lúc còn học ở trường, khi tham gia các hoạt động xã hội.

Sách tham khảo và lợi ích nhóm

Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông 2018 - cho rằng, có lợi ích nhóm liên quan đến sách tham khảo và đề nghị cấm tất cả các loại sách tham khảo ở bậc tiểu học.

Nóng tuần qua: Tranh cãi cho phép học sinh dùng điện thoại trong lớp

Quan điểm của nhiều chuyên gia giáo dục là: Tiểu học không nên có sách tham khảo, các cháu bé như thế cần tham khảo cái gì đâu. Quan điểm này cũng được các phụ huynh tán đồng bởi các con mới vào lớp 1 mà đã nặng nề bài tập, phải thức đêm đến 11 giờ, tay run run cầm bút vẫn chưa xong bài vở.

Trước những bức xúc của phụ huynh, dư luận xã hội về vấn đề “nhập nhèm” giữa SGK và sách tham khảo, tại cuộc họp Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực vào chiều 23.9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Chủ tịch Hội đồng đã cấm mọi hình thức “khuyến khích” đưa sách tham khảo vào trường học.

Gương sáng giáo dục

Giữa cả rừng thông tin không mấy vui vẻ về giáo dục, vẫn có những tin mừng. Lần đầu tiên đội tuyển Olympic Toán quốc tế của Việt Nam hội đủ học sinh lớp 10, lớp 11 và lớp 12 cùng tham dự. Hà Nội công nhận thêm 42 trường đạt chuẩn quốc gia. Bắc Giang có tổng số 702 trường chuẩn quốc gia. Ở vùng đất 3 không “không điện – không đường – không trạm”, cô giáo người Mông vẫn cần mẫn đến trường và vận động được 100% học sinh đến lớp.

Nóng tuần qua: Tranh cãi cho phép học sinh dùng điện thoại trong lớp

Bức tranh giáo dục trong tuần có những mảng màu sáng tối. Câu chuyện đi học đầu năm vẫn sẽ còn nhiều ý kiến trái chiều giữa gia đình và nhà trường. Nhưng chỉ khi các vấn đề được nêu ra và người lớn cùng ngồi lại để giải quyết trên cơ sở lắng nghe con trẻ mới có thể mang lại những gì tốt nhất cho thế hệ măng non.

Huyền My (t/h)
Phiên bản di động