Người Hà Nội “không vứt túi nilon” khi tiễn ông Công ông Táo về trời
Đón tài lộc năm 2021, chuẩn bị cúng ông Công ông Táo như thế nào cho đúng? Người dân không còn "giam phương tiện" của Táo quân Phạt nặng nếu vứt rác bừa bãi sau lễ cúng ông Công, ông Táo |
Theo tục lệ cổ truyền, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hằng năm, mọi nhà đều làm lễ cúng ông Công ông Táo lên chầu trời. Ngoài mâm cỗ, các gia đình sẽ chuẩn bị cá chép để thả ra sông, hồ gần nhà...
Sáng và trưa nay 4/2, để tiễn ông Công ông Táo về chầu trời, người dân Hà Nội tấp nập đến các địa điểm ven hồ Tây, cầu Long Biên, Chương Dương, hai bên bờ sông Hồng… để thả cá chép.
Băng rôn, khẩu hiệu “thả cá đừng thả túi nilon” được đặt tại các điểm thả cá. |
Khác hẳn với cảnh rác, túi nilon vứt lung tung, nổi lênh láng trên mặt hồ sau khi người dân thả cá. Năm nay, người dân đã có ý thức bảo vệ môi trường trong khi thả cá. Người dân chọn đựng cá trong xô, chậu đem đi thả, vứt túi nilon đúng chỗ bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, người dân còn ý thức đeo khẩu trang đầy đủ phòng dịch Covid-19.
Tình nguyện viên giúp đỡ người dân thả cá |
Có mặt tại hồ Tây thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo về trời, chị Nguyễn Thị Bích Liên (Lê Văn Lương, Hà Nội) chia sẻ: “Từ ngày lập gia đình, năm nào tôi cũng ra đây để thả cá, tôi thấy việc thả cá vào ngày 23 tháng chạp là một nét đẹp văn hoá của người Việt. Thả cá được xem như là để phóng sinh các loài vật, nó giúp khẳng định tinh thần nhân ái, yêu thương động vật của mỗi người dân Việt Nam.
“Để góp phần bảo vệ môi trường, tôi dùng tô sứ để đựng cá thay vì dùng túi nilon và vứt đi như mọi năm”, chị Liên nói.
Mỗi người dân ra thả cá, nhóm bạn trẻ cho cá vào thùng, túi nilon được gom gọn tránh vứt cả túi xuống sông. |
Năm nay, tại mỗi điểm thả cá ở hồ Tây, Hội phụ nữ của phường đã cử ra 4 người giúp đỡ người dân về việc thả cá đúng cách, không vứt rác, vứt tro gây ảnh hưởng đến môi trường.
Chia sẻ về việc làm ý nghĩa này, bà Trần Thị Kim Oanh, chi hội trưởng Hội phụ nữ phường Thụy Khuê cho biết: “Ý thức của người dân năm nay trong việc bảo vệ môi trường tốt hơn mọi năm. Điển hình là sau khi thả cá xong, người dân vứt túi nilon đúng quy định, không còn tình trạng tàn tro vứt lênh láng gây ô nhiễm môi trường”.
Hôm nay ngày 23 âm lịch, theo quan niệm của ông cha ta từ bao đời nay là ngày tiễn ông Công ông Táo về trời. Người dân thường thả cá chép, loài vật được coi là "phương tiện" đưa Táo quân lên trời. |
Nhằm hạn chế việc người dân xả rác bừa bãi sau khi thả cá, từ sáng sớm, tình nguyện viên đã có mặt tại các điểm thả cá để nhắc nhở, hướng dẫn người dân. Trao đổi với PV, tình nguyện viên Hoàng Khánh Linh (sinh viên năm nhất, trường Đại học Y Hà Nội) cho hay: “Năm nay là năm thứ 2 em tham gia hướng dẫn mọi người thả cá trên cầu Long Biên vào ngày ông Công, ông Táo. So với mọi năm, ý thức của người dân năm nay tốt hơn nhiều. Mọi người đến và thấy bọn em đứng ở đây nên nhờ giúp, không còn tình trạng tự thả túi nilon và vứt tro xuống hồ như mọi lần nữa”.