Người già dễ bị lừa đảo qua mạng
Singapore: Lừa đảo khi mua bánh Trung thu qua mạng Gia tăng tội phạm lừa đảo qua mạng ở Châu Á |
Dễ bị mắc bẫy
Cảm thấy cô đơn khi COVID-19 lan rộng vào mùa hè năm 2020, bà Kate Kleinert (một phụ nữ 69 tuổi sống ở thành phố Glenolden, bang Pennsylvania, Mỹ ) chấp nhận lời mời kết bạn trên mạng xã hội từ một người lạ điển trai.
Người kia mô tả ông là một bác sĩ người Na Uy, làm việc ở Iraq và tự xưng là Tony.
Sau vài tháng liên tục nhắn tin qua lại, đôi bên trở nên thân thiết, Tony bắt đầu xin tiền.
Tháng 12/2020, bà Kleinert đã tặng Tony và 2 người tự xưng là con của ông ta một thẻ quà tặng trị giá 39.000 USD. Đó là toàn bộ tiền tiết kiệm của người phụ nữ này, cộng với tiền bồi thường bảo hiểm nhân thọ của người chồng quá cố, lương hưu và thu nhập từ an sinh xã hội của bà.
Khi bà báo sự việc với cảnh sát, cảnh sát nói không thể làm gì để giúp bà. Các chuyên gia nhận định kẻ lừa bà Kate Kleinert đã theo một kịch bản điển hình: tự xưng là người chuyên làm việc ở nước ngoài; khai thác sự cô đơn của nạn nhân để nhanh chóng thiết lập mối quan hệ; xây dựng một tương lai tưởng tượng với họ; lên kế hoạch cho một cuộc gặp trực tiếp nếu nạn nhân sẵn sàng chi tiền.
Một trong những nguyên nhân gốc rễ của vấn đề là người già thường sống cô đơn và tách biệt. Thực tế rất nhiều người già không được con cháu, người thân quan tâm sát sao. |
Một luật sư chuyên về luật người cao tuổi ở thành phố Chicago thông tin: “Tôi đã chứng kiến nhiều người lớn tuổi thế chấp nhà, vay những khoản tiền lớn từ hàng xóm, rút hết tiết kiệm hưu trí của họ để gửi tiền cho bọn lừa đảo”.
Ở Đông Nam Á, một nghiên cứu vào tháng 2 của Kaspersky đã chỉ ra gần một nửa người dùng từng là nạn nhân của các cuộc lừa tình qua mạng.
Mặc dù hầu hết số tiền lừa đảo trong các vụ việc này đều dưới 100 USD, điều đáng chú ý là tỷ lệ nạn nhân tập trung vào 2 thế hệ lớn tuổi nhất: Baby Boomer (sinh ra trong giai đoạn 1946 - 1964) và Silent Generation (1918 - 1945) với 33%. Trong khi đó, chỉ có 8% người dùng thuộc thế hệ GenZ cho biết họ bị mất 10.000 USD vì các vụ lừa đảo tình ái trên mạng.
Chris Connell, Giám đốc điều hành Kaspersky khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, chia sẻ: “Càng trẻ chúng ta càng tò mò và mạo hiểm. Đến khi về già, chúng ta có có quá nhiều thời gian và các khoản tiền tiết kiệm, tiền nghỉ hưu. Những tội phạm công nghệ cao biết rõ rằng đối tượng người lớn tuổi sẽ cảm thấy cô đơn và mong muốn sự quan tâm vì họ không thể ra ngoài nhiều như thời còn trẻ”.
Huấn luyện người cao tuổi tránh lừa đảo qua mạng
Với một số người từng là nạn nhân, điều khó khăn nhất với họ là xác định những yếu tố cho thấy hoạt động nào là lừa đảo.
Nhiều nạn nhân chia sẻ kẻ lừa đảo bắt đầu bằng một lời mời kết bạn hoặc một tin nhắn bất ngờ. Bằng những cách làm tinh vi, chúng sẽ trò chuyện, phát triển mối quan hệ sau đó tìm cách moi tiền. |
Các buổi tư vấn, đào tạo người cao tuổi đang được tiến hành ở Australia, qua đó giúp họ tránh không trở thành nạn nhân của những đối tượng lừa đảo.
Ông Larry Pionilla, người về hưu, ở thành phố Adelaide, Australia, suýt bị lừa đảo trên mạng. “Tôi mở máy tính xách tay ra, thấy có gì đó khác khác, không quen thuộc, nên tôi đóng ngay máy lại. Con gái tôi bảo: Bố, lừa đảo đấy, dừng lại đi”, ông Pionilla kể.
Ông Pionilla đang tham gia nhóm những người cao tuổi được hướng dẫn để phát hiện được những đối tượng lừa đảo trên mạng. Chương trình huấn luyện cho các học viên về những chiêu lừa đảo chính thường được sử dụng trên mạng. Chương trình do một ngân hàng phối hợp tổ chức với một câu lạc bộ bóng đá.
Năm 2022, 3,1 tỷ AUD (hơn 48.000 tỷ đồng) đã bị các đối tượng lừa đảo cướp của các nạn nhân, theo Ủy ban Cạnh tranh và Tiêu dùng Australia. Người cao tuổi và dễ tổn thương thuộc một trong những nhóm người bị tấn công nhiều nhất.
Theo ông Nick May, thuộc Ngân hàng Beyond Bank, Australia, nhiều người bị lừa đảo qua mạng trong thời gian gần đây, nên chúng tôi muốn huấn luyện cho các khách hàng và cộng đồng về những loại lừa đảo đang có hiện nay, cách họ có thể bảo vệ mình.