Mưa bão gây thiệt hại nặng nề cho cả ngân hàng và khách hàng
Bài 3: Sau bão lũ, ngành nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt" Cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Nội chung tay ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ |
Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú vừa chủ trì buổi làm việc về tình hình thiệt hại của ngân hàng, khách hàng do bão Yagi gây ra tại tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng.
Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú cho biết, cơn bão số 3 có cường độ mạnh, ảnh hưởng tới nhiều tỉnh thành trong đó Quảng Ninh, Hải Phòng là hai tỉnh ở “đầu sóng ngọn gió”.
Cơn bão đi qua đã để lại thiệt hại nặng nề của cả các ngân hàng trên địa bàn cũng như người dân, doanh nghiệp là khách hàng của các nhà băng. Chính vì vậy, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng, các bộ, ngành đang vào cuộc quyết liệt, chung tay cùng địa phương khắc phục hậu quả của cơn bão.
Ngành Ngân hàng cũng đã có những chỉ đạo kịp thời, ngay trong ngày đầu tiên đi làm sau bão số 3.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản số 7417/NHNN-TD chỉ đạo các tổ chức tín dụng và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh một số tỉnh, thành phố triển khai các giải pháp để hỗ trợ khách hàng khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng, chỉ đạo các chi nhánh, phòng giao dịch chủ động rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng đang vay vốn để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, tiếp tục cho vay mới khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão theo các quy định hiện hành…
Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú. |
“Cơn bão qua đi, để lại nhiều khó khăn, mất mát nhưng điều lớn nhất là ở lại tình người và trách nhiệm. Nhiều nơi ở các địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp của bão, sau bão là lũ lụt, sạt lở… đang trong cảnh màn trời chiếu đất, thiệt hại cả về tài sản, về con người, có nhiều hoàn cảnh rất thương tâm.
Vì vậy, sau bão là trách nhiệm của ngành ngân hàng chia sẻ khó khăn với người dân, doanh nghiệp. Có những hỗ trợ trong vấn đề vay vốn để người dân có cơ hội làm ăn, sản xuất lại, từ đó mới có nguồn tiền hoàn trả lại ngân hàng”, Phó Thống đốc nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Đức Hiển - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Quảng Ninh thông tin, mặc dù đã có sự chuẩn bị các phương án và chủ động phòng, chống bão theo chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, nhưng do cường độ của bão quá lớn, nên các đơn vị ngân hàng trên địa bàn đều có thiệt hại.
Qua nắm bắt tình hình ban đầu, các đơn vị ngành ngân hàng Quảng Ninh không có thiệt hại về người, hệ thống kho tiền đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, hầu hết các đơn vị ngân hàng đều có thiệt hại về cơ sở vật chất, nhất là các đơn vị trên địa bàn vùng tâm bão đi qua như TP Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Thị xã Quảng Yên, trong đó chủ yếu là hư hỏng trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch, máy ATM.
Sau cơn bão số 3, trụ sở làm việc (chi nhánh, các phòng giao dịch) và các cơ sở vật chất khác (trụ máy ATM, máy móc thiết bị, biển hiệu, mái tôn, cây xanh,…) của hầu hết các tổ chức tín dụng, chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đều bị ảnh hưởng và hư hỏng, trong đó một số đơn vị bị thiệt hại khá nặng, có 2 phòng giao dịch của ngân hàng thương mại phải tạm ngừng hoạt động để khắc phục.
Ngay sau khi bão đi qua, các đơn vị đã tập trung huy động lực lượng để khắc phục tạm thời các tài sản bị hư hỏng, để duy trì hoạt động bình thường ngay trong ngày 9/9.
Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú cùng đoàn công tác tới thăm, chia sẻ và động viên đối với một số hộ dân nuôi trồng thuỷ sản tại thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3. |
Qua thống kê sơ bộ, tổng thiệt hại về cơ sở vật chất của các tổ chức tín dụng, chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn ước tính khoảng 27,4 tỷ đồng và phải mất nhiều ngày để khắc phục được hoàn toàn.
Đối với khách hàng của các tổ chức tín dụng, cơn bão số 3 đã làm cơ sở vật chất của hầu hết các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đều bị thiệt hại và hư hỏng.
Qua nắm bắt nhanh của các đơn vị ngân hàng trên địa bàn, đến hết ngày 10/9 có tổng số có tổng số 11.058 khách hàng, với tổng dư nợ 10.654 tỷ đồng (chiếm 5,6% tổng dư nợ toàn địa bàn) đã bị ảnh hưởng nặng nề do hậu quả cơn bão số 3 để lại; có một số khách hàng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng rất nặng nề (bị trôi dạt mất bè nuôi thủy sản).
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Dung - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hải Phòng cho biết, đến thời điểm 10/9/2024, qua số liệu báo cáo nhanh các chi nhánh tổ chức tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn đảm bảo an toàn về người và an toàn kho quỹ.
Hầu hết các chi nhánh tổ chức tín dụng, phòng giao dịch và các Quỹ tín dụng Nhân dân trên địa bàn đã hoạt động bình thường từ ngày 9/9, một số điểm giao dịch chưa hoạt động ngay được do chưa khắc phục được cơ sở vật chất tại trụ sở hoặc sự cố về đường truyền mạng và mất điện, dự kiến hoạt động trở lại bình thường trước ngày 13/9.
Do ảnh hưởng của bão số 3, hầu hết các chi nhánh tổ chức tín dụng và quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn đều có thiệt hại về cơ sở vật chất như biển hiệu, mái tôn, trần nhà, cửa kính, biển quảng cáo, cửa cuốn, cabin đặt máy giao dịch tự động…bị hư hại.
Theo báo cáo nhanh về tình hình các khách hàng bị ảnh hưởng sau bão số 3, có tổng số 890 khách hàng với tổng dư nợ là 15.686 tỷ đồng bị ảnh hưởng sau bão, tập trung vào các ngành nghề như lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản, lĩnh vực sản xuất kinh doanh và thương mại, lĩnh vực cầu cảng, tàu bè đánh bắt thủy hải sản…
Kết luận buổi làm việc, Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú biểu dương Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, các tổ chức tín dụng trên địa bàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 đã rất chủ động và trách nhiệm, không để xảy ra thiệt hại về kho quỹ, ngay sau bão đã khôi phục hoạt động ngay.
Theo Phó Thống đốc, cơn bão đã đi qua để lại nhiều khó khăn vì vậy trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố là địa phương ảnh hưởng trực tiếp bởi bão số 3 cần thực hiện nghiêm túc một số nhiệm vụ.
Cụ thể, các đơn vị quan tâm, xem xét hoàn cảnh của các cán bộ, nhân viên của chi nhánh, nếu có khó khăn, ảnh hưởng của bão thì cần có biện pháp hỗ trợ ngay. Ngoài ra, tiếp tục đảm bảo an toàn hoạt động về vấn đề kho quỹ, ứng phó với ngập lụt sau bão.
Cùng với đó, tiếp tục chỉ đạo việc thống kê thiệt hại của bão số 3 đối với ngành Ngân hàng trên địa bàn, thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng, đảm bảo các chính sách của Ngân hàng Nhà nước về hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nhanh chóng đi vào cuộc sống.
Tuy nhiên, cũng cần đảm bảo nguyên tắc hỗ trợ khách hàng nhưng không để xảy ra tình trạng lợi dụng chính sách. Phó Thống đốc cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có thể nghiên cứu, đề xuất chính sách phù hợp với địa phương của mình.
Với các tổ chức tín dụng, Phó Thống đốc yêu cầu nhanh chóng rà soát từng trường hợp khách hàng, làm rõ mức độ thiệt hại, nắm được những nguyện vọng, đề xuất của khách hàng. Đồng thời, trở thành “chỗ dựa” cho doanh nghiệp, không thu nợ bằng mọi cách mà phải linh hoạt, thể hiện trách nhiệm chia sẻ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi; bằng thẩm quyền của mình, các chi nhánh cân nhắc xem xét hỗ trợ giảm lãi suất cho khách hàng, mạnh dạn cho vay để doanh nghiệp tái sản xuất, kinh doanh, phục hồi…
Đối với hội sở chính của các ngân hàng, Phó Thống đốc yêu cầu nhanh chóng cấp kinh phí đủ để chi nhánh khắc phục ngay những tổn thất đã xảy ra, có văn bản chỉ đạo trong toàn hệ thống một cách cụ thể theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước.
Ngoài ra, hội sở chính cũng cần xem xét điều chỉnh lại các cơ chế, chính sách, điều chuyển vốn giữa các chi nhánh, kế hoạch chỉ tiêu kinh doanh của chi nhánh, điều chỉnh bớt chỉ tiêu cho chi nhánh khó khăn… Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai các hoạt động an sinh xã hội hài hoà, hợp lý.
Chiều cùng ngày, Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú cùng đoàn công tác đã tới thăm, chia sẻ và động viên đối với một số hộ dân nuôi trồng thuỷ sản tại thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3.
Trước nhu cầu vay tiêu dùng của người dân tăng cao để trang trải, ổn định cuộc sống sau ảnh hưởng của mưa bão gây ra, một trong những phương thức giúp người dân nhanh chóng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng tiêu dùng chính thức từ các ngân hàng, công ty tài chính đó là việc sử dụng thẻ tín dụng nội địa. Qua đó, người dân có thể thực hiện chi tiêu trước trả tiền sau các khoản sinh hoạt phí cấp thiết hiện nay, thời gian miễn lãi dài từ 45 đến 55 ngày, hỗ trợ hiệu quả cho các khách hàng phát sinh nhu cầu tài chính đột xuất, không phải tìm đến hình thức cho vay tín dụng đen với lãi suất cao. Thủ tục mở thẻ đơn giản, chi phí phát hành và thanh toán thấp Hiện nay, thẻ tín dụng NAPAS do các ngân hàng và công ty tài chính Việt Nam phát hành gồm Agribank, Vietinbank, Sacombank, ACB, NAB, HDBank, Vietbank, Baovietbank, VCCB, OCB, Viet A Bank và 4 công ty tài chính gồm Vietcredit, FCCom, Mirae Asset, Mcredit |