Bài 3: Sau bão lũ, ngành nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt"

Các chuyên gia cho rằng, sau bão lũ nặng nề, để phục hồi sản xuất có hiệu quả, ngành nông nghiệp Thủ đô cần xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển cây trồng vụ đông. Trong các chính sách hỗ trợ, cần chú trọng giống, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí làm đất theo hướng sản xuất hàng hoá.
Bài 2: Huy động các nguồn lực, nhanh chóng phục hồi sản xuất Bài 1: Ngành nông nghiệp Thủ đô thiệt hại nặng nề sau siêu bão

Nông dân ngóng chờ chính sách

Trở lại với vườn bưởi của ông Lưu Văn Phương (thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội), mấy ngày vừa qua, sau khi bão tan, các thành viên HTX bưởi đỏ Đông Cao đang tích cực triển khai phương án thu hái chọn lọc để giảm thiểu thiệt hại, chặt hết các cành gẫy để tiến hành chăm bón phục hồi. HTX đã huy động lực lượng thành viên và người lao động để dọn dẹp, sửa chữa và thu gom lại những gì có thể sử dụng.

undefined
Cây bưởi đỏ Đông Cao xơ xác sau bão số 3

Vừa thoăn thoắt buộc lại một cành bưởi non, ông Phương chia sẻ với phóng viên: "Người nông dân đời nào cũng vậy, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thời tiết, thiên tai. Giống như cây bưởi này, dù bị thương, nhưng chúng tôi vẫn phải tiếp tục làm việc, tiếp tục sản xuất.

Các chiến sĩ Sư đoàn 371 hỗ trợ người dân xã Quang Tiến (huyện Sóc Sơn) buộc, dựng lại lúa. Ảnh: Ngô Huân
Các chiến sĩ Sư đoàn 371 hỗ trợ người dân xã Quang Tiến (huyện Sóc Sơn) buộc, dựng lại lúa. Ảnh: Ngô Huân

Tuy nhiên, chúng tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền, đặc biệt là về tư vấn kỹ thuật, cung cấp giống mới, và hỗ trợ tài chính đã được triển khai để giúp nông dân khôi phục sản xuất".

Tương tự như nguyện vọng của ông Lưu Văn Phương, tại xã Sơn Công (huyện Ứng Hòa) có 3 mô hình nông nghiệp áp dụng nhà lưới, nhà kính, tất cả đều bị tốc mái và đổ sập hoàn toàn sau bão.

Đoàn Thanh niên tham gia hỗ trợ nhân dân xã Liên Mạc (huyện Mê Linh) buộc dựng lại lúa bị đổ do bão.
Đoàn Thanh niên tham gia hỗ trợ nhân dân xã Liên Mạc (huyện Mê Linh) buộc dựng lại lúa bị đổ do bão.

Anh Đinh Minh Tiến, người đã đầu tư hơn 3.600m² nhà kính và nhà lưới để sản xuất rau, củ, quả cho biết, bão đã làm toàn bộ trang thiết bị và mô hình bị hỏng hết. Để tái sản xuất, trang trại phải đầu tư lại từ đầu, việc này khiến anh lo lắng không biết sẽ lấy vốn từ đâu.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Công Vũ Đức Hiệp cho biết, các hộ áp dụng công nghệ cao đều là những hộ đầu tư lớn, có hộ đầu tư cả tỷ đồng. Nay thiệt hại nặng nề, người dân mong các sở, ngành tham mưu thành phố có chính sách hỗ trợ khẩn cấp để người dân có thể sửa chữa, khắc phục và sớm trở lại sản xuất.

Cần xây dựng chính sách đặc thù

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, do ảnh hưởng của mưa, giông, hầu hết các địa phương tại Thủ đô đều bị ảnh hưởng, thiệt hại. Riêng khu vực ngoại thành, tính đến sáng 9/9 có 2.243ha lúa, 1.250ha rau màu, 1.185ha cây ăn quả, hoa, cây hằng năm và 257ha thủy sản bị úng ngập. Ngoài ra, có hàng chục nghìn héc-ta lúa, rau màu, cây ăn quả, hoa, cây hằng năm, thủy sản bị gãy, đổ, dập nát và bị ảnh hưởng.

Thời gian tới, phương án phục hồi sản xuất nông nghiệp sau mưa bão sẽ là khẩn trương thực hiện các biện pháp tiêu úng, khơi thông dòng chảy, nạo vét mương máng, rãnh thoát nước trên đồng ruộng đối với những diện tích bị ngập.

Giám đốc Sở NN & PTNT Hà Nội kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão, bảo vệ sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân khi bão số 3 đổ bộ.
Giám đốc Sở NN & PTNT Hà Nội kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão, bảo vệ sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân khi bão số 3 đổ bộ.

Đối với trà lúa trung và muộn đang giai đoạn trỗ và chắc xanh, chưa đến thời kỳ thu hoạch (dự kiến cho thu hoạch từ ngày 20/9 đến ngày 5/10) bị đổ do mưa, giông, hướng dẫn nông dân khẩn trương dựng lúa, cột thành từng bó để chống đổ và giữ mực nước 5-7cm để lúa trỗ bông, làm hạt được tốt và bảo đảm công tác bảo vệ thực vật. Cần chủ động phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại, như: Bạc lá - đốm sọc vi khuẩn, bệnh khô vằn và rầy nâu... (đặc biệt lưu ý tại những ruộng lúa bị đổ).

Quan trọng không kém là sự chuẩn bị cho sản xuất vụ đông, nhằm hỗ trợ người nông dân bù đắp những thiệt hại do bão lũ gây ra.

Theo kế hoạch, năm nay, cây vụ đông tại Hà Nội trồng khoảng 29.000ha. Song, để khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, Sở NN & PTNT Hà Nội đã đề nghị tăng diện tích gieo trồng cây vụ đông lên 36.000ha; trong đó tập trung đẩy mạnh phát triển cây khoai tây gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên diện tích canh tác.

Nụ cười tỏa nắng của người nông dân sau những mệt nhọc của 3 tháng qua để có được một vụ mùa bội thu
Hi vọng vào vụ mùa no ấm

Tuy nhiên, do thời tiết khắc nghiệt, có thời điểm rét đậm, rét hại kéo dài, canh tác vụ đông thường gặp khó khăn hơn so với các vụ khác. Vì thế, Sở NN & PTNT Hà Nội yêu cầu canh tác cao hơn, giá vật tư nông nghiệp liên tục tăng cao, gây khó khăn trong việc mở rộng diện tích cây vụ đông.

"Để vụ đông trở thành vụ sản xuất chính, với diện tích khoảng 40.000ha/năm và đạt hiệu quả cao ở 3 tiêu chí: Năng suất, chất lượng, giá thành sản phẩm, Sở NN&PTNT Hà Nội đề xuất UBND thành phố cho phép xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển cây trồng vụ đông, gồm giống, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí làm đất theo hướng sản xuất hàng hoá", Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại chia sẻ.

Vũ Cường
Phiên bản di động