Lễ ăn hỏi của người Hà Nội tái hiện tại "Ngày hội Văn hoá vì hoà bình"
Người Hà Nội phát huy tinh thần tương thân, tương ái Tri ân làm nên nét văn hóa vì hòa bình của người Hà Nội Phát huy mạnh mẽ vai trò của phụ nữ trong xây dựng văn hóa người Hà Nội |
Tục lệ cưới đã được ghi trong Luật Hồng Đức
Đám cưới của người Hà Nội mang nét đẹp đặc trưng văn hóa đất Kẻ Chợ, phản ánh truyền thống và văn hóa xứ Bắc qua các thời kỳ.
Theo nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến, nghi thức cưới đã xuất hiện từ thời xa xưa và được chính thức hóa trong Luật Hồng Đức thời vua Lê Thánh Tông.
Người Hà Nội xưa dùng xích lô là phương tiện đưa đón dâu |
Nghi lễ cưới hỏi xưa bao gồm: Lễ nghị hôn, lễ định thân, lễ nạp trưng và lễ thân nghinh. Mỗi gia đình tùy theo hoàn cảnh có thể tổ chức lễ cưới nhỏ hay lớn, nhưng luôn có những lễ vật truyền thống như gói chè, chai rượu, và cơi trầu. Đặc biệt, lễ ăn hỏi vào mùa hồng chín không thể thiếu quả hồng đỏ.
Vào thế kỷ 20, văn hóa cưới hỏi ở Hà Nội đã tiếp thu ảnh hưởng phương Tây, với thiếp mời và đám cưới tổ chức tại khách sạn. Đám cưới của nhà tư sản Bạch Thái Bưởi năm 1920 là đám cưới đầu tiên ở Hà Nội sử dụng thiếp mời và tổ chức theo kiểu Tây. Từ đó, nhiều nghi lễ truyền thống như tặng hoa cưới hay tổ chức cưới bằng xe hơi dần xuất hiện.
Đám cưới người Hà Nội ngày nay - Nơi hội tụ quá khứ và hiện tại
Dù nghi thức cưới ngày nay đã thay đổi nhiều, nhưng những dấu ấn truyền thống vẫn được gìn giữ. Ngày nay, lễ cưới người Hà Nội kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, không còn nhiều hủ tục như trước.
Vẻ đẹp người Hà Nội trong đám cưới xưa được tái hiện trong không gian Ngày hội văn hoá vì hoà bình |
Lễ cưới tổ chức tại nhà hàng hoặc khuôn viên gia đình, và đôi uyên ương trao nhẫn, cắt bánh cưới, và thực hiện lễ gia tiên để bày tỏ lòng biết ơn sinh thành. Các nghi lễ truyền thống như mâm ngũ quả, trầu cau, và bánh phu thê vẫn được duy trì.
Trong bối cảnh hiện đại, đám cưới vẫn giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam, là biểu trưng của sự hài hòa giữa quá khứ và hiện tại, mang đến giá trị tinh thần sâu sắc cho mọi người.
Hàng ngàn năm đã qua đi, đám cưới hiện đại của người Việt Nam đã có nhiều cách tân song vẫn giữ được nét truyền thống. Biểu trưng trong đám cưới hiện đại vẫn là lá trầu, quả cau và màu đỏ vẫn là màu chủ đạo trong đám cưới hiện đại. Những nghi lễ gia tiên vẫn được lưu giữ, trầu cau, bánh phu thê, mâm ngũ quả,… vẫn là những vật phẩm, nghi thức chính của văn hóa truyền thống trong lễ cưới. Dễ hiểu khi người nước ngoài luôn thích thú khi được tham gia một nghi thức cưới truyền thống của người Việt. Điều này thể hiện giá trị tinh thần của đám cưới truyền thống riêng biệt. Bởi thế, giữ một lễ cưới đúng nghĩa: vừa phù hợp với cuộc sống hiện đại, vừa giữ được những nét đẹp trong văn hóa truyền thống Việt Nam là một điều mà các tân lang, tân nương ngày nay vẫn tiếp tục gìn giữ… |