e magazine
14/07/2024 07:00
Tri ân làm nên nét văn hóa vì hòa bình của người Hà Nội

14/07/2024 07:00

Tri ân người có công đối với cách mạng, với sự nghiệp giải phóng dân tộc không chỉ thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam mà còn góp phần khẳng định khát vọng hòa bình, hành động vì hòa bình của Nhân dân, từ đó, giáo dục tinh thần yêu nước và lòng tự hào cho thế hệ trẻ. Quan trọng hơn, các hoạt động ý nghĩa đó đã và đang làm nên bản sắc văn hóa của người Hà Nội văn hiến.

hòa bình

Tri ân làm nên nét văn hóa vì hòa bình của người Hà Nội

Hướng tới kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2024) và 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), Thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động thăm hỏi, tặng quà, tri ân những Anh hùng liệt sỹ (AHLS), người có công và thân nhân. Điều này không chỉ thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam mà còn góp phần khẳng định khát vọng hòa bình, hành động vì hòa bình của Nhân dân, từ đó, giáo dục tinh thần yêu nước cho thế hiện trẻ. Quan trọng hơn, các hoạt động ý nghĩa đó đã và đang làm nên bản sắc văn hóa của người Hà Nội văn hiến.

Đó là trao đổi của Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong với phóng viên (PV) Báo Tuổi trẻ Thủ đô nhân dịp Đoàn đại biểu TP Hà Nội thăm, làm việc, trao quà, tri ân các AHLS tại tỉnh Quảng Trị vừa qua.

PV: Được biết nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7 năm nay và kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, TP Hà Nội triển khai nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa đối với các AHLS, người có công và các thân nhân. Vậy điểm nhấn về công tác tri ân của TP trong dịp này là gì, thưa đồng chí?

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong: Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2024), 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), TP Hà Nội có nhiều chủ trương, hoạt động tri ân. Cụ thể: TP đã tặng quà cho các gia đình chính sách, người có công, quà tặng của TP và tổ chức đoàn đại diện cho TP Hà Nội tri ân, dâng hương tưởng nhớ các AHLS tại nhiều nghĩa trang trên địa bàn cả nước khắp Bắc, Trung, Nam. Bên cạnh đó, TP đã tổ chức đoàn các lãnh đạo TP cùng Mặt trận Tổ quốc, Ban, Sở, ngành của TP vào thắp hương, tri ân và làm việc tại tỉnh Quảng Trị. Đây là việc làm rất thiết thực, có ý nghĩa giáo dục đối với cán bộ, Nhân dân, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ Thủ đô.

Tri ân làm nên nét văn hóa vì hòa bình của người Hà Nội Tri ân làm nên nét văn hóa vì hòa bình của người Hà Nội Tri ân làm nên nét văn hóa vì hòa bình của người Hà Nội
Tri ân làm nên nét văn hóa vì hòa bình của người Hà Nội
Tri ân làm nên nét văn hóa vì hòa bình của người Hà Nội Tri ân làm nên nét văn hóa vì hòa bình của người Hà Nội Tri ân làm nên nét văn hóa vì hòa bình của người Hà Nội

Tôi cũng được biết, Thành đoàn Hà Nội đã chỉ đạo vào dịp 27/7 sẽ tổ chức lễ thắp nến tri ân trên các nghĩa trang liệt sỹ ở địa bàn TP; tổ chức các hoạt động tình nguyện trong dịp Hè, tu sửa, vệ sinh, cải tạo cảnh quan cho các nghĩa trang với sự tham dự của các đội sinh viên tình nguyện, tình nguyện viên tại các địa phương trên địa bàn Hà Nội. Cùng với đó, các cơ sở Đoàn Thủ đô tổ chức tri ân, dâng hương, tặng quà các Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách, thương, bệnh binh, cựu thanh niên xung phong, gia đình có công với cách mạng,...

Những hoạt động thăm hỏi tặng quà của các địa phương, các tổ chức Đoàn thể cũng như của cá nhân và doanh nghiệp... thực sự đã trở thành nét đẹp truyền thống của Việt Nam nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng.

Tri ân làm nên nét văn hóa vì hòa bình của người Hà Nội
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong trao biển hỗ trợ xây dựng 150 nhà tình nghĩa cho các gia đình có công với cách mạng trị giá 15 tỷ đồng tới lãnh đạo tỉnh Quảng Trị.

Tôi cho rằng, những hoạt động thiết thực, mang ý nghĩa giáo dục như vậy vào dịp 27/7 sẽ góp phần củng cố, làm phong phú hơn nét đẹp văn hóa của người Việt, đó là “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”; biết trân trọng, tri ân, thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã có công với đất nước nhất là các AHLS, các Mẹ Việt Nam anh hùng, những người có đóng góp to lớn đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Tri ân làm nên nét văn hóa vì hòa bình của người Hà Nội

Những việc làm có ý nghĩa giáo dục như vậy sẽ hình thành trong mỗi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ ý thức trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, cũng như giữ gìn, đảm bảo an ninh trật tự xã hội để góp phần thiết thực vào việc phát triển kinh tế xã hội. Việc làm này được tiến hành thường xuyên chứ không phải chỉ là nhân một dịp nào đó như dịp 27/7, mà dần dần trở thành hoạt động mang tính tự nguyện, tự thân, góp phần hình thành nên nét đẹp văn hóa, hình thành nên nhân cách của con người Việt Nam, của người Hà Nội và nhất là định hướng lối sống, dung dưỡng lòng biết ơn, tinh thần nhân ái cho thế hệ trẻ.

PV: Đồng chí có cho rằng, những hoạt động ý nghĩa đó thể hiện khát vọng hòa bình của Nhân dân nói chung, Thủ đô nói riêng, và thêm khẳng định thương hiệu "Thành phố Vì hòa bình" mà UNESCO đã vinh danh cho Thủ đô Hà Nội cách đây 25 năm?

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong: Đúng vậy. Có thể nói, Hà Nội là Thủ đô duy nhất cũng như khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vào năm 1999 đã được UNESCO vinh danh là “Thành phố Vì hòa bình”. Danh hiệu này là sự ghi nhận của quốc tế, của UNESCO đối với những hoạt động của Thủ đô Hà Nội trong nhiều năm qua, trong đó khẳng định một tiêu chí quan trọng là khát vọng hòa bình luôn được thể hiện, cụ thể hóa, trong tất cả chủ trương, hành động của Thủ đô Hà Nội.

Tri ân làm nên nét văn hóa vì hòa bình của người Hà Nội
Đoàn đại biểu TP Hà Nội dâng hương tại Đài tưởng niệm trung tâm ở di tích Thành cổ Quảng Trị.

Đặc biệt, trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đã diễn ra rất nhiều cuộc đấu tranh để giành độc lập dân tộc, nhưng không đâu trên dải đất này, sự tàn khốc của chiến tranh, hậu quả của chiến tranh lại nặng nề và dai dẳng về cả về vật chất, tinh thần đối với người dân như mảnh đất Quảng Trị, biến nơi này trở thành biểu tượng cho khát vọng hòa bình, sự hàn gắn và hồi sinh.

Chính vì thế, ngày 6/7 vừa qua, Quảng Trị đã tổ chức Lễ hội Vì hòa bình năm 2024 với chủ đề “Chung tay kiến tạo thế giới hòa bình". Lễ hội là một minh chứng sống động cho khát vọng ấy, khi Quảng Trị đón nhận bạn bè quốc tế, cùng nhau xây dựng một tương lai hòa bình, đoàn kết và phát triển, biến quá khứ đau thương thành động lực mạnh mẽ cho những bước tiến mới.

Khát vọng hòa bình không chỉ là của Nhân dân Quảng Trị, mà còn là khát vọng của toàn thể Nhân dân Việt Nam, một dân tộc đã chịu nhiều đau thương, mất mát dù chiến tranh đã lùi xa mấy chục năm.

Khi mà chúng ta đang sống trong bối cảnh các xung đột khốc liệt trên thế giới gần đây liên tiếp xảy ra, Lễ hội hòa bình năm 2024 tại Quảng Trị cũng như việc Thủ đô Hà Nội sắp tới kỷ niệm 25 năm ngày TP Hà Nội được UNESCO vinh danh “Thành phố Vì hòa bình”, cũng sẽ góp phần chung tay cùng với cộng đồng nhân loại, kêu gọi và hướng tới nền hòa bình cho toàn nhân loại. Những sự kiện này mang thông điệp về một góc nhìn mới, rằng hòa bình không chỉ là trạng thái không có xung đột, mở rộng ra, hòa bình là tình yêu giữa cá nhân và cộng đồng; hòa bình là khúc hoan ca, là niềm hạnh phúc, là những điều bình dị trong cuộc sống... Một thế giới hòa bình đòi hỏi tất cả mọi người cùng đồng lòng, sẵn sàng cùng nhau vượt qua ranh giới địa lý, văn hóa và tôn giáo để xây dựng một thế giới đầy yêu thương và sự công bằng.

Tri ân làm nên nét văn hóa vì hòa bình của người Hà Nội

Hơn thế nữa, những điều này đồng thời nhắc nhở người dân Việt Nam, người dân Thủ đô về những giá trị không thể so sánh của hòa bình, thể hiện sinh động văn hóa vì hòa bình - bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam, của người Thủ đô văn minh, văn hiến.

PV: Thưa đồng chí, hòa chung cùng các hoạt động của TP Hà Nội, tháng 7 này, Báo Tuổi trẻ Thủ đô cũng tổ chức hành trình về nguồn, tri ân các AHLS, thân nhân người có công, tặng quà các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Nội, các tỉnh miền Trung và Tây Bắc. Đặc biệt, chương trình Ơn nghĩa sinh thành của Báo sẽ được tổ chức đúng vào dịp Vu Lan tới đây. Đồng chí đánh giá như thế nào về chuỗi hoạt động này của Báo Tuổi trẻ Thủ đô?

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong: Trước hết, tôi rất hoan nghênh và đánh giá cao hành trình về nguồn của Báo Tuổi trẻ Thủ đô. Là một cơ quan ngôn luận của Thành đoàn Hà Nội, của thế hệ trẻ Thủ đô, Báo đã thường xuyên có các hoạt động nhân đạo, từ thiện và đối với những dịp 27/7, cũng như tháng Vu Lan báo hiếu, Báo đã có hoạt động thiết thực là thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, tri ân, dâng hương tưởng nhớ công lao của những người đã hy sinh vì độc lập dân tộc tại các nghĩa trang liệt sỹ.

Đồng thời, Báo cũng là cầu nối, truyền tải các hoạt động ý nghĩa, đầy nhân văn đó đến với bạn đọc cả nước, nhất là đối với thế hệ trẻ. Tất cả đã góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ Việt Nam nói chung, thế hệ trẻ Thủ đô nói riêng biết trân trọng thành quả của ngày hôm nay chúng ta có được, nhất là giá trị của sự ổn định, hòa bình của đất nước nói chung, của Thủ đô nói riêng.

Tri ân làm nên nét văn hóa vì hòa bình của người Hà Nội Tri ân làm nên nét văn hóa vì hòa bình của người Hà Nội
Tri ân làm nên nét văn hóa vì hòa bình của người Hà Nội
Các hoạt động trao quà tặng Mẹ Việt Nam anh hùng và các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn do Báo Tuổi trẻ Thủ độ thực hiện tại các tỉnh miền Trung vừa qua.

Thứ hai, từ sự biết ơn đó, chúng ta tri ân và nhớ ơn những người có công để làm nên hòa bình ngày hôm nay, nhất là sự hy sinh, mất mát của thế hệ cha anh đi trước, những người đã ngã xuống khi đang ở độ tuổi xuân xanh và đầy khát khao cống hiến như các bạn trẻ bây giờ.

Thứ ba, thông qua các hoạt động báo hiếu, biết ơn đấng sinh thành, chúng ta hiểu rằng, mỗi người không chỉ có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ bên ngoài xã hội mà còn phải có trách nhiệm đối với gia đình, nhất là đối với cha mẹ. Tất cả những việc làm đó sẽ góp phần hình thành nên nhân cách, nét đẹp văn hóa, cũng như tạo nên bản sắc của người Việt – điều khiến chúng ta có thể tự hào khi ra với bên ngoài hội nhập với quốc tế. Từ đây, các bạn trẻ có được niềm tự hào, sự tự tin và hơn thế, có trách nhiệm hơn trong việc quảng bá nét đẹp văn hóa, truyền thống đó của người dân Việt Nam, của người Hà Nội với bạn bè quốc tế.

PV: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

Ông Đinh Hồng Phong - Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội:

Từ đầu năm đến nay, TP Hà Nội đã triển khai rất tốt công tác tuyên truyền, để mỗi địa phương, trường học trên địa bàn TP Hà Nội quan tâm, đẩy mạnh giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa.

Các địa phương, quận, huyện, phường, thị xã đều xây dựng kế hoạch, quan tâm sửa chữa nhà, khám bệnh cho đối tượng chính sách.

Đặc biệt, trong nhiều năm qua, TP Hà Nội đã ban hành các Nghị quyết, chính sách dành cho người có công (NCC). Điển hình là, năm 2022, TP Hà Nội ban hành chính sách hỗ trợ tặng quà các dịp lễ tết, 27/7, nghị quyết về tổ chức hoạt động điều dưỡng đối với NCC.

Hiện nay, TP Hà Nội đang chi trả và trợ cấp hàng tháng cho trên 80.000 NCC. Hà Nội đã nâng mức trợ cấp cơ bản cho NCC lên 2.789.000 (trước là 2.055.000) và hiện đang đề xuất với HĐND một số hỗ trợ khác (ngoài chính sách của Trung ương) đối với NCC của TP Hà Nội.

Đối với các hoạt động về nguồn, thăm viếng các nghĩa trang trên toàn quốc, các di tích lịch sử,… như Đoàn đại biểu TP Hà Nội triển khai tại tỉnh Quảng Trị thực sự có ý nghĩa thiết thực, thể hiện sự tri ân, đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, đồng thời mang ý nghĩa giáo dục rất lớn đối với thành viên của Đoàn, tạo sức lan tỏa lớn trong công tác tri ân đối với các liệt sỹ, thương binh, người có công và thân nhân.

Bên cạnh đó, tham gia trong đoàn còn có các cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương và Hà Nội, do vậy, việc tuyên truyền về hoạt động của thành phố được lan tỏa và thấm sâu trong mỗi người dân.

Thực hiện: Thái Sơn - Phạm Mạnh

Tri ân làm nên nét văn hóa vì hòa bình của người Hà Nội

Thái Sơn