Kinh tế số: Việt Nam đi sau Singapore, Malaysia, Thái Lan

Tốc độ số hóa nền kinh tế ở Việt Nam đang diễn ra rất nhanh chóng. Tuy nhiên, trong khu vực ASEAN đã có 3 nước tuyên bố là quốc gia kinh tế số. Như vậy Việt Nam đang chậm hơn so với thế giới và khu vực.
Điện thoại thông minh gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn Chính thức khởi động cuộc thi trắc nghiệm tương tác trực tuyến "Biển đảo Việt Nam" Hà Nội sẽ mở nhiều ki ốt dịch vụ công trực tuyến

23 đại biểu trong nước và quốc tế đóng góp 30 ý kiến tại phiên hiến kế với chủ đề Kinh tế số trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế tư nhân 2019 do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì tổ chức ngày 2/5/2019.

kinh te so viet nam di sau singapore malaysia thai lan
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng phát biểu về nền kinh tế số. Ảnh: Theo VnEpress

Trong phiên hiến kế này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng dẫn nghiên cứu của Google và Temasek (Singapore) cho biết, kinh tế số của Việt Nam đạt 3 tỷ USD năm 2015, tăng lên 9 tỷ USD năm 2018 và dự báo đạt 30 tỷ USD vào năm 2025. Trong khi đó một nghiên cứu khác của Tổ chức Data 61 (Australia), GDP Việt Nam có thể tăng thêm khoảng 162 tỷ USD trong 20 năm nếu Việt Nam chuyển đổi số thành công.

kinh te so viet nam di sau singapore malaysia thai lan
Ông Nguyễn Trung Chính, Phó Chủ tịch VINASA cho rằng Việt Nam đang chậm hơn so với khu vực về kinh tế số. Ảnh: Theo Bizlive

Đóng góp ý kiến về chủ đề này, ông Nguyễn Trung Chính, Phó Chủ tịch VINASA kiêm Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ CMC cho biết, theo thống kê của WorlBank, kinh tế số sẽ mang lại 23.000 tỷ USD. Trong khu vực có Singapore, Malaysia, Thái Lan đã tuyên bố là quốc gia kinh tế số, như vậy Việt Nam đang chậm so với thế giới và khu vực.

Phó Chủ tịch VINASA cũng cho rằng kinh tế số là con đường duy nhất để rút ngắn khoảng cách với các quốc gia phát triển. Theo kỳ vọng của Chính phủ đến năm 2045, Việt Nam trở thành quốc gia hùng cường. Bởi vậy, cần đẩy nhanh hoàn thiện các thể chế pháp lý cho kinh tế số, xem xét xây dựng ủy ban quốc gia điều phối kinh tế số, giao bớt việc cho tư nhân và có chính sách thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo.

kinh te so viet nam di sau singapore malaysia thai lan
TS Brian Hull (phải) góp ý để Việt Nam phát triển kinh tế số. Ảnh: Theo báo Công Thương

Ở góc độ doanh nghiệp nước ngoài, TS Brian Hull, Tổng giám đốc ABB Việt Nam cho rằng, Việt Nam cần thúc đẩy kinh tế số ở mọi thành phần, thúc đẩy việc áp dụng công nghệ ở cả bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ, đảm bảo an ninh mạng và Chính phủ có thể dẫn dắt, làm gương trong phát triển kinh tế số.

10 năm qua, xếp hạng của viễn thông-CNTT của Việt Nam đã tụt dần xuống xếp thứ trên 100, đứng dưới trung bình thế giới. Trong khi đó, CNTT lại là nền tảng quan trọng của chuyển đổi sang kinh tế số, xã hội số.

Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi kinh tế số diễn ra nhanh hơn, về phía Chính phủ, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đang thực hiện nhiệm vụ xây dựng chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó có các chính sách phát triển kinh tế số.

Còn Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng Đề án quốc gia về Chuyển đổi số, trong đó đề xuất các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để chuyển đổi số nền kinh tế, xã hội, chuyển đổi số cơ quan nhà nước và một số ngành trọng điểm. Theo đó, quá trình chuyển đổi sẽ diễn ra trong 3 giai đoạn từ khi có hiệu lực đến năm 2022, 2022-2025 và 2025 - tầm nhìn 2030.

Dự thảo đề ra mục tiêu đến năm 2025, 50% doanh nghiệp kinh doanh trên nền tảng số. Công nghiệp số phải đạt được khoảng 20% GDP công nghiệp số. Đối với cơ quan nhà nước, 80% dịch vụ công ở mức 4 (mức cao nhất) và đa số giao dịch giữa người dân, doanh nghiệp với cơ quan quản lý là trên môi trường số hoá.

Còn phạm vi toàn xã hội, dự thảo đề xuất mục tiêu tìm cách phổ cập năng lực số cho người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân truy cập hạ tầng số với chi phí phù hợp. Giá cước truy cập băng rộng chỉ khoảng dưới 2% thu nhập của người dân.

Trong lĩnh vực viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng chiến lược mới để nâng cao tính cạnh tranh, hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông sớm triển khai thử nghiệm công nghệ 5G. Hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông xây dựng, hoàn thiện hồ sơ xin cấp phép dịch vụ Mobile Money… Đồng thời, Bộ cũng chú trọng vào những giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh không gian mạng, tăng cường các giải pháp để chống mã độc, giảm các cuộc tấn công mạng từ nước ngoài vào Việt Nam.

Về phía doanh nghiệp, “cần chủ động tìm ra giải pháp ứng dụng công nghệ số, thực hiện chuyển đổi số và tham gia xây dựng các yếu tố nền tảng cho kinh tế số” - Thứ trưởng Vũ Đại Thắng cho biết.

Huyền My
Phiên bản di động