Hà Nội: Tích cực chuyển đổi số trong công tác quản lý
Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của ngành giáo dục Thủ đô Nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô qua Ngày hội chuyển đổi số Quận Tây Hồ: Hiệu quả từ áp dụng thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt |
Tích hợp mã QR cho các di tích
Tại huyện Gia Lâm, lãnh đạo huyện cho hay, huyện đang lập dự thảo Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng huyện Gia Lâm năm 2024. Đồng thời, chỉ đạo chỉ đạo các xã, thị trấn trên địa bàn thực hiện rà soát, kiện toàn Tổ công tác triển khai Đề án 06 tại thôn, tổ dân phố và Tổ công nghệ số cộng đồng với tên gọi mới là Tổ Chuyển đổi số cộng đồng. Đến nay, các xã, thị trấn trên địa bàn cơ bản đã thực hiện ban hành Quyết định.
Bên cạnh đó, huyện cũng phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội triển khai 02 lớp theo chương trình tập huấn, bồi dưỡng về chuyển đổi số, quản trị dữ liệu; kỹ năng an toàn số… cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước của huyện,
Đặc biệt, huyện đang rà soát, đề xuất các vị trí việc làm nhằm đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyển đổi số, công nghệ thông tin, bưu chính, viễn thông,…
Các điểm di tích tại huyện Gia Lâm hiện đã được gắn mã QR để giới thiệu cho du khách. |
Bên cạnh đó, huyện cũng đa dạng nội dung tuyên truyền về việc thanh toán không dùng tiền mặt; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông cửa cán bộ, công chức tham gia tập huấn về chuyển đổi số xây dựng thành phố thông minh; đăng tải các nội dung tuyên truyền hướng dẫn người dân sử dụng nền tảng học trực tuyến mở đại trà để tham gia khóa học về kỹ năng số cơ bản tại địa chỉ https://onetouch.mic.gov.vn. UBND các xã, thị trấn tuyên truyền rộng rãi trên hệ thống thông tin cơ sở; cuộc họp thôn, tổ dân phố về việc Bộ Thông tin và Truyền thông mở 02 khóa đại trà cho người dân tham gia học tập theo địa chỉ: https://chuyendoiso.mobiedu.vn, gồm Khung kỹ năng số cơ bản và Kỹ năng an toàn số.
Đáng chú ý, huyện duy trì và khai thác hiệu quả sàn thương mại điện tử huyện Gia Lâm tại địa chỉ https://gialamshop.com. Các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của huyện Gia Lâm thuộc các đơn vị, doanh nghiệp được đưa lên giao dịch tại sàn thương mại điện tử, sử dụng mã Qrcode truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm. Một số sản phẩm cũng đăng ký sản phẩm tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử Postmart.vn,... Tích hợp trang thông tin về thương mại điện tử huyện Gia Lâm vào các sàn giao dịch thương mại điện tử, các trang chuyên về thương mại điện tử hiện có để phát triển, quảng bá giới thiệu các sản phẩm hàng hóa trên địa bàn.
Hiện nay, đông đảo các hộ kinh doanh và một số tiểu thương các chợ trên địa bàn huyện đã sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến (thanh toán không dùng tiền mặt) qua mã QR code của các ngân hàng; các cơ sở giáo dục thực hiện tốt chủ trương các khoản thu chi không dùng tiền mặt.
Trong lĩnh vực quản lý văn hóa, bà Phùng Thị Hoài Hương, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Gia Lâm cho hay, hiện huyện đã xây dựng App du lịch Gia Lâm và làm bảng giới thiệu các di tích lịch sử văn hóa thông qua mã QR gắn tại 110 di tích. Tại đây các thông tin giới thiệu bằng chữ và thuyết minh tự động bằng 2 thứ tiếng (Tiếng Việt và Tiếng Anh) nhằm phát huy tốt việc tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch của huyện.
Thu phí gửi xe không dùng tiền mặt tại di tích
Tại quận Tây Hồ, từ đầu năm tới nay, Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) đã chủ trì, đã phối hợp với Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công ty VETC và các đơn vị liên quan triển khai thu phí không dùng tiền mặt tại các điểm trông giữ phương tiện khu vực Phủ Tây Hồ và chùa Trấn Quốc.
Việc áp dụng thu phí không dùng tiền mặt tại các điểm trông giữ phương tiện khu vực Phủ Tây Hồ được triển khai thành 2 loại: Với xe ô tô đã dán thẻ VETC sẽ thanh toán tự động qua ví VETC; với Xe ô tô đã dán thẻ Epass sẽ thanh toán qua tài khoản Ngân hàng (Mã QR động). Đặc biệt, với xe ô tô chưa dán thẻ sẽ hỗ trợ dán thẻ VETC cho khách để thanh toán.
Những điểm thu phí giữ xe không dùng tiền mặt đang được triển khai tại một số di tích ở Tây Hồ |
Theo đồng chí Nguyễn Hữu Khánh, Trưởng công an quận Tây Hồ, bên cạnh việc lực lượng công an có mặt điều tiết giao thông khiến việc vào lễ không còn mất nhiều thời gian, giao thông không bị tắc nghẽn như trước, không phát sinh bãi đỗ xe tự phát, việc gửi xe diễn ra nhanh chóng, không còn cảnh ùn tắc, xếp hàng giờ đồng hồ để gửi xe khiến người dân và du khách đều thấy hài lòng.
Ngoài ra, việc thí điểm thanh toán không dùng tiền mặt còn được 100% hộ dân kinh doanh ở phủ Tây Hồ hưởng ứng. Từ mua đồ lễ, đến việc viết sớ, người dân và du khách không phải dùng tiền mặt để trả các dịch vụ.
Việc thu phí xe không dùng tiền mặt tại Tây Hồ đang phát huy hiệu quả, được người dân đồng tình hưởng ứng. |
Có thể thấy, sự vào cuộc tích cực của các địa phương trong vấn đề ứng dụng công nghệ trong quản lý, điều hành sẽ thúc đẩy TP hoàn thành sớm mục tiêu của Nghị quyết số 18-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội đề ra.