Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của ngành giáo dục Thủ đô

Nhiều giải pháp thú vị cùng những đề xuất tham luận thiết thực về ứng dụng công nghệ thông tin trong chuyển đổi số đã được trao đổi tại Hội thảo “Đẩy mạnh chuyển đổi số và giáo dục STEM theo định hướng giáo dục thông minh cấp tiểu học”.
Nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô qua Ngày hội chuyển đổi số Quận Ba Đình: Đẩy mạnh chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục mầm non Trang bị kiến thức, kỹ năng ứng dụng chuyển đổi số cho sinh viên

Tiếp nối Ngày hội Công nghệ thông tin lần thứ V – 2021 với chủ đề "Chuyển đổi số ngành Giáo dục và Đào tạo – Xây dựng giáo dục thông minh”, ngày 20/3, tại Trường Tiểu học Trung Yên (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã diễn ra Ngày hội Công nghệ thông tin lần thứ VI – năm 2024 với chủ đề “Đẩy mạnh chuyển đổi số và giáo dục STEM theo định hướng giáo dục thông minh cấp tiểu học”.

Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong ngành Giáo dục

Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin (CNTT) trong giai đoạn hiện nay cho ta thấy rằng, chuyển đổi số đã và đang nắm giữ những vị trí vô cùng quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong giáo dục
Đồng chí Trần Thế Cương - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phát biểu khai mạc tại Hội thảo

Thấu hiểu điều đó, Hội thảo về Ngày hội Công nghệ thông tin lần thứ VI – năm 2024 đã được diễn ra với mục đích trao đổi, cập nhật thông tin, kiến thức về lĩnh vực ứng dụng CNTT, chuyển đổi số và STEM cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Qua đó, nâng cao chất lượng dạy học cũng như khả năng thực hành của đội ngũ cán bộ giáo viên, thống nhất cao hơn về ý nghĩa của việc “chuyển đổi số”, “giáo dục thông minh” trong hoạt động giáo dục.

Tại Hội thảo, ông Trần Thế Cương – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đã điểm lại công tác ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo của Thủ đô trong thời gian qua.

Theo ông Cương, công tác này đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng trong các lĩnh vực khác trong công tác xây dựng, kiến tạo mô hình thành phố Hà Nội thông minh, hiện tại.

Theo đó, trong năm nay, Ngày hội CNTT và STEM lần thứ VI sẽ được triển khai với 2 điểm mới đặc biệt quan trọng.

Thứ nhất, bên cạnh nội dung ứng dụng CNTT, chuyển đổi số - nội dung mới là Giáo dục STEM.

Thứ hai, Hội thảo được tổ chức riêng cho 4 cấp học: Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT.

Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong giáo dục
Toàn cảnh Hội thảo diễn ra tại Trường Tiểu học Trung Yên (quận Cầu Giấy, Hà Nội)

Ông Trần Thế Cương cho biết, ngày hội là hoạt động trọng tâm với mục đích tuyên truyền, quảng bá rộng rãi nội dung và các hoạt động đẩy mạnh ứng dụng CNTT và Giáo dục STEM trong ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

Qua đó tạo điều kiện để các đơn vị có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, tiếp cận các giải pháp, công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình chuyển đổi số, hướng tới một nền giáo dục thông minh, sáng tạo và tiên tiến trong thời kỳ Cách mạng Công nghệ 4.0.

Tại hội thảo, nhiều nội dung đặc sắc được nhà trường áp dụng trong quá trình thực hiện chuyển đổi số giáo dục đều đã được đề cập đến như: Các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT, chuyển đổi số và STEM trong công tác quản lý, giảng dạy trên môi trường số theo định hướng giáo dục thông minh; ứng dụng CNTT và lồng ghép bài học STEM vào dạy học ở Tiểu học; giới thiệu những sản phẩm mới, công nghệ mới về ứng dụng CNTT, STEM cho giáo dục và đào tạo của một số doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực CNTT, STEM.

Những nội dung phong phú đã góp phần tạo nên sự gắn bó, hiểu biết lẫn nhau giữa các doanh nghiệp và nhà trường, mở ra triển vọng hợp tác, đầu tư, đưa ra những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến tiếp cận với giáo dục và đào tạo.

Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong giáo dục
Ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học chia sẻ cùng phóng viên

Chia sẻ với PV, ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho hay, hiện nay chúng ta đang thực hiện chuyển đổi số toàn diện, thực hiện một mô hình xã hội số trong đó khái niệm công dân số sẽ được đưa vào hoạt động giáo dục.

Nói về công dân số, ông Tài cho biết là công dân có kiến thức và kỹ năng về số. Vì vậy trong chương trình GDPT, ngành Giáo dục có một nhiệm vụ quan trọng đó là hình thành các kỹ năng cơ bản cho một công dân số.

Những thành công bước đầu trong công tác chuyển đổi số

Tại Hội thảo, ông Đoàn Tiến Trung - Phó trưởng phòng Giáo dục quận Cầu Giấy cho biết, thực hiện chương trình chuyển đổi số của ngành GD&ĐT Thủ đô, đơn vị này xác định ứng dụng CNTT trong quản lý là nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, tinh giản hồ sơ sổ sách cho cán bộ, giáo viên và tiện lợi cho phụ huynh, học sinh.

Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong giáo dục
Ông Đoàn Tiến Trung - Phó trưởng phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy cho biết luôn tích cực triển khai ứng dụng CNTT trong nhiều hoạt động của công tác giáo dục.

Theo đó, trong những năm qua, Phòng GD&ĐT Cầu Giấy đã tích cực ứng dụng CNTT trong quản lý hồ sơ, sổ sách, tiến tới ký duyệt học bạ điện tử và đạt được một số kết quả đáng khích lệ.

Để triển khai tốt điều này, phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy đã tăng cường công tác tham mưu, quản lý, chỉ đạo; tích cực chỉ đạo, điều hành bằng hình thức trực tuyến.

Đồng thời xây dựng số hoá hệ thống hồ sơ nhà trường, giáo viên phụ vụ cho công tác quản lý lưu trữ hồ sơ… kiểm tra chuyên đề các đơn vị, xây dựng ngân hàng dữ liệu các bài giảng điện tử, học liệu số; đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên môi trường mạng.

Trong khuôn khổ diễn ra hội thảo, cô Phạm Thanh Huyền - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phương Liệt (quận Thanh Xuân) bày tỏ, mục tiêu của Chương trình GDPT 2018 là giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực, theo phương thức dạy những kiến ​​thức cơ bản, thiết thực, hiện đại, kết hợp hài hòa giữa đức, trí, thể, mỹ và chú trọng thực hành, để học sinh biết vận dụng những điều đã học vào thực tế thế giới.

Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh học những kiến ​​thức cơ bản để các em phát triển tốt về thể chất và tinh thần, các phẩm chất, năng lực.

Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong giáo dục
Cô Phạm Thanh Huyền - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phương Liệt (quận Thanh Xuân) điểm lại những hoạt động nhà trường đã đi vào thực hiện để ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý và dạy học.

Để thực hiện mục tiêu trên, trong những năm qua, Trường Tiểu học Phương Liệt đã thực hiện tốt ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý và dạy học.

Đặc biệt, ngày nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra nhiều cơ hội mới trong lĩnh vực giáo dục, vì vậy, nhà trường tận dụng AI trong giáo dục giúp nâng cao hiệu quả học tập và đáp ứng nhu cầu đa dạng của giáo viên, học sinh. Sử dụng trí tuệ nhân tạo và học máy để phân tích dữ liệu học tập, đưa ra gợi ý cá nhân hóa, cải thiện chất lượng giảng dạy và hỗ trợ quá trình học tập...

"Chuyển đổi số, giáo dục STEM đã giúp tạo ra môi trường học tập mới mẻ, tăng cường sự tương tác, góp phần thúc đẩy hoạt động “học tập suốt đời” xây dựng xã hội học tập mà nhà trường đang triển khai", cô Huyền nhấn mạnh.

Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong giáo dục
Cô giáo Nguyễn Ngọc Anh luôn cố gắng đổi mới trong công tác giảng dạy để mang lại sự hiệu quả tốt nhất cho học sinh của mình.

Là một trong những giáo viên của thời kỳ chuyển đổi số, cô giáo Nguyễn Ngọc Anh - giáo viên Trường Tiểu học Trung Yên bày tỏ: "Công nghệ số đã thay đổi cuộc sống của người giáo viên như tôi rất nhiều, bản thân tôi luôn cố gắng cập nhật, học hỏi những công nghệ mới để làm thế nào mang đến những bài giảng thú vị, hấp dẫn và mang lại hiệu quả cao cho học em học sinh”.

Thực hiện "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" và Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025" của Thủ tướng Chính phủ, quá trình chuyển đổi số đang được triển khai sâu rộng ở các cấp, các ngành.

Đối với ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Thế Cương đã giao nhiệm vụ các Phòng GD&ĐT chỉ đạo cán bộ, chuyên viên, sử dụng các chức năng của phần mềm trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, tổng hợp số liệu; giao các nhà trường chủ động triển khai đầy đủ các chức năng của phần mềm để thực hiện quản lý hồ sơ, sổ sách chuyên môn hạn chế việc sử dụng giấy tờ và quản lý thông tin không dùng tiền mặt.

Một số hình ảnh về các hoạt động trải nghiệm của thầy cô và học sinh tại hội thảo:

Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong giáo dục
Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong giáo dục
Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong giáo dục
Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong giáo dục
Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong giáo dục
Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong giáo dục
Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong giáo dục
Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong giáo dục
Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong giáo dục
Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong giáo dục
Quỳnh Giang
Phiên bản di động