Hà Nội rét đậm, các trường học chủ động phòng chống rét cho học sinh
Hà Nội: Học sinh mầm non, tiểu học nghỉ học khi nhiệt độ xuống dưới 10°C Hơn 3.500 học sinh lớp 9 tham dự kỳ thi học sinh giỏi Xem xét cho học sinh nghỉ nếu không khí ở mức nguy hại 3 ngày liên tục |
Học sinh được nhà trường thông báo cụ thể, rõ ràng về việc phòng chống rét đậm, rét hại và cách phòng ngừa các dịch bệnh mùa đông - xuân |
Đảm bảo tốt về cơ sở vật chất phòng học
Thực hiện văn bản số 4604/SGDĐT-CTTT-KHCN ngày 18/12/2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội; văn bản số 699/PGDĐT ngày 22/12/2023 của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình về việc triển khai công tác phòng, chống rét và dịch bệnh mùa Đông - Xuân cho học sinh, các trường học trên địa bàn quận đã thông báo xuống toàn thể giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh để chủ động phòng tránh các bệnh lý nói chung, bệnh về đường hô hấp nói riêng, nhất là trong thời tiết giá lạnh.
Theo đó, các trường học trên địa bàn khuyến cáo: Mỗi học sinh, cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường cần nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng ở cả lượng và chất. Người dân nên ăn nhiều hoa quả, cân đối các nhóm dưỡng chất như: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất; uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh.
Đặc biệt, học sinh lứa tuổi mầm non, tiểu học được nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời dưới 10°C; học sinh THCS nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời dưới 7°C.
Các lớp học được đảm bảo để tránh gió lùa, đủ ảnh sáng và giữ ấm cho học sinh hiệu quả |
Có mặt tại điểm trường THCS Nguyễn Công Trứ, ngay từ sáng sớm, trời mưa phùn, kèm gió giật mạnh, trời rét buốt, sương mù dày đặc… theo quan sát của PV, trẻ nhỏ khi tới trường đã được mặc đủ ấm và giữ sức khoẻ tốt trước khi bước vào giờ học tập.
Tại đây, nhà trường đã thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết, nhiệt độ ngoài trời của khu vực Hà Nội trong những ngày rét đậm, rét hại để chủ động điều chỉnh giờ học hoặc cho học sinh nghỉ học theo quy định.
Trước đó, chia sẻ với PV Báo Tuổi trẻ Thủ đô, cô Lê Hoàn Châu - Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Chúng tôi đã tiến hành các đợt kiểm tra thường xuyên và kịp thời sửa chữa các phòng học để đảm bảo tránh gió lùa, đủ ánh sáng và giữ ấm cho học sinh toàn trường".
Giờ ngủ trưa tại điểm trường THCS Nguyễn Công Trứ được trang bị chăn, gối đủ ấm giúp mang lại giấc ngủ ngon cho học sinh trong trường. |
Đồng thời, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách đội nhắc nhở học sinh đóng cửa lớp, hạn chế đi lại ra ngoài để tránh gió lạnh; đẩy mạnh tuyên truyền tới phụ huynh học sinh cần giữ ấm cơ thể cho con em mình khi thời tiết chuyển lạnh; đảm bảo bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, đủ chất và an toàn vệ sinh thực phẩm; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang tại các khu vực công cộng, tránh tiếp xúc với những người có dấu hiệu của các bệnh truyền nhiễm. Khi học sinh có các dấu hiệu nghi mắc các bệnh truyền nhiễm cần đưa đến các cơ sở y tế để được tư vấn, theo dõi và điều trị…
Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống dịch bệnh
Gió mùa về cũng là thời điểm dễ gây ra các dịch bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, vì vậy tại điểm trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, nhà trường đã triển khai nhanh chóng việc phòng các dịch bệnh mùa đông - xuân cho trẻ.
Cụ thể, nhà trường đã đưa ra khuyến cáo gửi tới các bậc phụ huynh về các căn bệnh liên quan tới đường hô hấp, hệ tiêu hoá... và các căn bệnh cần phòng tránh cho trẻ trong mùa Đông - Xuân.
Học sinh được mặc đủ ấm, trang bị khẩu trang để phòng chống dịch bệnh trong mùa đông - xuân |
Đồng thời, dựa trên khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, nhà trường đưa ra các cách phòng bệnh cho trẻ nhỏ gửi tới giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh học sinh:
1. Tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vắc xin phòng bệnh như: sởi, rubella, ho gà, não mô cầu, thủy đậu, cúm …).
2. Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh; ủ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, khi ra ngoài trời; khi làm việc ngoài trời, ra ngoài trời vào ban đêm, sáng sớm phải mặc đủ ấm, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
3. Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp như sởi, rubella, ho gà, não mô cầu, thủy đậu, cúm,…; nếu cần thiết phải tiếp xúc nên đeo khẩu trang.
4. Đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín, uống chín, ăn uống đủ chất, đủ dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
5. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày. Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
Khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh truyền nhiễm cần thông báo ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Cách phòng bệnh chp trẻ nhỏ trong mùa đông - khuyến cao từ Cục Y tế dự phòng |