Gợi mở những góc nhìn về liên văn hóa trong bối cảnh hội nhập

Sáng 7/12, tại Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội, Hội thảo khoa học quốc tế Văn hóa và Giáo dục lần thứ V năm 2024 - ICCE 2024 với chủ đề “Giáo dục liên văn hóa trong bối cảnh hội nhập” đã diễn ra.
Lan tỏa văn hóa, lịch sử, đất nước và con người Việt Nam ra thế giới Gần 11 vạn du khách đến Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 Tái hiện Hà Nội thời bao cấp qua không gian văn hóa và sản phẩm du lịch độc đáo

Diễn đàn chia sẻ về giáo dục liên văn hoá

Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, nhân loại đã chuyển dịch từ đối đầu sang đối thoại liên văn hóa. Liên văn hóa có nhiệm vụ chống lại quan điểm của chủ nghĩa dân tộc cực đoan và thái độ xâm lấn, chiếm hữu thô bạo của chủ nghĩa toàn trị. Đối thoại văn hóa sẽ mang đến sự thông hiểu và hòa hợp giữa các nền văn hóa: vừa tiếp thu bản sắc văn hóa của các lãnh thổ khác nhau nhưng không đánh mất bản thể riêng của mỗi vùng, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Giáo dục liên văn hóa sẽ giúp chúng ta hướng đến một viễn cảnh toàn cầu hóa như vừa nêu: đa dạng, tương tác, bình đẳng và tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hóa.

Cũng vì lẽ đó, Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội; Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế phối hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế văn hoá và giáo dục lần thứ V (ICCE 2024), với chủ đề: “Giáo dục liên văn hoá trong bối cảnh hội nhập”.

Hội thảo có sự tham gia của Viện Nghiên cứu châu Á, Đại học Aix-Marseille, Cộng hòa Pháp, Viện Tâm lý và Giáo dục Liên văn hóa thuộc Đại học Eötvös Loránd, Hungary; Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Sư phạm tp. Hồ Chí Minh và Trung tâm Liên văn hóa, Bạch Đằng, Thừa Thiên Huế.

Gợi mở những góc nhìn về giáo dục liên văn hóa trong bối cảnh hội nhập
Đại diện các đơn vị đồng tổ chức sự kiện.

Hội thảo nhằm tạo diễn đàn chia sẻ những kiến thức về giáo dục liên văn hoá trong bối cảnh toàn cầu hóa. Trên cơ sở đó, tìm kiếm những giải pháp tích cực trong giáo dục để vừa phát huy giá trị dân tộc vừa tiếp nhận các bản sắc văn hóa khác nhau trên thế giới. Hội thảo sẽ là cơ hội thuận lợi để các nhà khoa học Việt Nam và thế giới trao đổi học thuật, hợp tác nghiên cứu khoa học trong thời gian tới.

Hội thảo đã thu hút 150 tham luận, bao gồm các học giả, các nhà khoa học, nghiên cứu sinh đến từ Việt Nam và các quốc gia khác nhau trên thế giới.

Gợi mở những góc nhìn về giáo dục liên văn hóa trong bối cảnh hội nhập
Ban điều hành hội thảo

Phát biểu tại sự kiện này, PGS.TS Đỗ Hồng Cường - Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội cho biết, Hà Nội với vai trò là trung tâm văn hóa và giáo dục của cả nước, luôn tự hào là nơi giao thoa của các nền văn hóa đặc sắc. Thủ đô không chỉ mang trong mình bề dày lịch sử và truyền thống mà còn là một biểu tượng cho sự đổi mới, sáng tạo trong thời kỳ hội nhập. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc phát triển văn hóa và giáo dục liên văn hóa chính không còn là nhiệm vụ riêng của bất cứ quốc gia nào mà là nhiệm vụ chung của đại đồng các dân tộc trên thế giới.

Gợi mở những góc nhìn về giáo dục liên văn hóa trong bối cảnh hội nhập

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nghiên cứu khoa học, đã tích cực tham gia vào việc phát triển văn hóa giáo dục của Thủ đô và đất nước. Nhà trường cũng không ngừng nỗ lực để tạo ra một môi trường học tập thân thiện và đa dạng, nơi mà sinh viên có thể tiếp cận những kiến thức mới mẻ, hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau, và phát triển kỹ năng cần thiết để hội nhập vào xã hội toàn cầu.

GS Thái Kim Lan, Trường Đại học Huế cho rằng, trong tiến trình phát triển chung của nhân loại sự tương tác giữa các nền văn hóa là không thể tránh khỏi. Chính quá trình đó đã làm đào thải đi những giá trị không còn phù hợp nhưng bằng một cách nào đó, cũng chính quá trình này lại thúc đẩy đối thoại và tương tác giữa các nền văn hoá để tạo ra những giá trị mới, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay.

Đối với Việt Nam, trong quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế, đặc biệt là khi đất nước bước vào “kỉ nguyên vươn mình của dân tộc”, văn hóa và con người là sức mạnh nội sinh để phát triển đất nước phồn vinh và hạnh phúc, là giá trị bản ngã để khẳng định một dân tộc Việt Nam hùng cường sánh vai với bè bạn năm châu. Do vậy, việc bảo tồn, gìn giữ và lưu truyền những giá trị tinh hoa của văn hóa dân tộc trên nền tảng tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại cũng như cùng tồn tại trong sự tôn trọng sự khác biệt của các nền văn hóa không chỉ đặt lên vai của những người làm công tác văn hóa, những nhà khoa học, nhà giáo dục của các trường đại học, nhất là của các trường sư phạm.

Vai trò quan trọng của giáo viên

Tại hội thảo, các diễn giả đã trình bày tham luận như: Những vấn đề chung về triết học liên văn hoá; Liên văn hóa và vấn đề địa chính trị; Liên văn hóa và lĩnh vực giáo dục; Liên văn hoá và lĩnh vực văn học - nghệ thuật.

Các tham luận tập trung xoáy sâu vào những vấn đề: Các phạm trù của triết học liên văn hoá và giao tiếp liên văn hoá. Vì sao phải đề cập đến liên văn hoá trong xu hướng toàn cầu hoá? Những thách thức của liên văn hoá trong xu hướng hội nhập là gì?

Thừa nhận sự đa dạng của các nền văn hoá, các nhà nghiên cứu chỉ ra tầm quan trọng của sự bình đẳng văn hoá giữa các quốc gia. Và để giữ được các tiêu chí trên, đối thoại bình đẳng là một phạm trù không thể thiếu của lý thuyết liên văn hoá. Đây là cơ sở để mỗi chủ thể văn hoá vừa giữ được bản thể độc đáo của chính mình, đồng thời dung nạp và tôn trọng sự khác biệt của những thực thể văn hoá khác. Đa số các nhà nghiên cứu đều xác định liên văn hoá như là một hệ hình tất yếu của văn hoá và xu hướng thế giới hoà nhập.

Gợi mở những góc nhìn về giáo dục liên văn hóa trong bối cảnh hội nhập

GS. Jean Noriyuki Nishyama, Đại học Kyoto phát biểu.

Ngoài ra, các đại biểu đều cho rằng, vấn đề toàn cầu hóa tác động sâu sắc đến lĩnh vực giáo dục. Sốc văn hoá, dị ứng văn hoá khác biệt hay chối bỏ văn hoá cội nguồn, đó là thực trạng mà chúng ta gặp phải trong môi trường giáo dục đa văn hoá. Giáo dục liên văn hoá sẽ giúp các em sinh viên, học sinh phát triển kỹ năng, kiến thức, từ đó có một thái độ phù hợp trong môi trường học đường.

Từ việc phác thảo bức tranh về liên văn hoá trong giáo dục ở các quốc gia Đông Nam Á nửa sau thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX, các tham luận đã đề xuất những biện pháp giảng dạy và học tập trong từng bộ môn như: Ngoại ngữ, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý...

Gợi mở những góc nhìn về giáo dục liên văn hóa trong bối cảnh hội nhập
Các đại biểu trình bày tham luận tại hội thảo

Đối với bậc phổ thông, cần sớm chú trọng đến việc xây dựng môi trường giáo dục đa văn hóa, tích hợp giáo dục liên văn hóa để hình thành cho các em một thái độ, một tâm thế trong môi trường giao tiếp toàn cầu hoá hiện nay. Đối với bậc đại học, các tham luận không chỉ quan tâm đến tính tự chủ trong quản lí, tích hợp liên văn hóa trong việc xây dựng, đánh giá chương trình đào tạo; mà còn đề cập đến các vấn đề giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên. Các tác giả nhấn mạnh, giáo dục trong thời đại kỹ thuật số đang phải vật lộn với những không gian mới của “cuộc đấu tranh về bản sắc” và trong tình huống lịch sử này: Giáo viên chính là nhân tố quan trọng để “hòa giải văn hóa”.

Thái Sơn
Phiên bản di động