Giá điện tăng và bài toán năng lượng đường dài
Nhà đầu tư dự án điện đang uể oải, nghe ngóng, không dám làm Tổng Bí thư Tô Lâm: Nhà nước cần làm tốt nhiệm vụ điều hòa điện |
Chỉ ít ngày trước đó, Bộ Công thương đã công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN. Tổng cộng năm 2023, EVN lỗ gần 22.000 tỷ đồng, riêng hoạt động sản xuất kinh doanh điện lỗ lũy kế khoảng 34.000 tỷ đồng.
Đây là lần điều chỉnh tăng giá điện thứ 3 kể từ năm 2023. Trước đó, vào ngày 4/5/2023, giá điện đã tăng hơn 55,9 đồng/kWh (khoảng 3%) và lần điều chỉnh tăng thứ 2 vào ngày 9/11/2023 là 86,4 đồng/kWh, tương ứng mức 4,5%.
Biểu đồ tăng trưởng giá bán điện từ ngày 1/3/2009 đến 11/10/2024, liên tục đi lên. |
Người dân đã quen với điệp khúc này nhưng vẫn không thể thờ ơ, bởi giá điện tăng 4,8% là chất xúc tác sẽ rất có thể đẩy giá cả hàng hóa thiết yếu tăng theo. Vì không có ngành nào trong xã hội lại không dùng điện. Các nhà máy sản xuất, các doanh nghiệp đương nhiên phải hạch toán chi phí điện vào giá thành sản phẩm.
Cho đến hiện nay, EVN vẫn ở thế độc quyền trong việc mua bán điện nên người tiêu dùng không có sự lựa chọn nào khác ngoài chỉ duy nhất EVN cung cấp điện mà thôi.
Trong khi nhiều nước trên thế giới đã và tiếp tục khai tử nhiệt điện để bảo vệ nguồn năng lượng hóa thạch, đến thủy điện cũng phải hạn chế phát triển. Thì ở nước ta, nhiệt điện vẫn được ưu tiên bất chấp than đá tăng giá vùn vụt bởi nguồn cung ngày càng khan hiếm; các đập thủy điện mọc lên nhan nhản gây hệ lụy môi trường.
Vẻ đẹp đến từ thiên nhiên của điện mặt trời. |
Tình trạng sạt lở núi vùi lấp cả làng, sạt lở bờ biển, bờ sông, tình hình thời tiết ngày càng cực đoan là câu trả lời chính xác cho nạn phá rừng, khai thác khoáng sản quá mức và sự ấm dần lên của Trái đất.
Sự phát triển của năng lượng hóa thạch đang đẩy điện sạch dường như xa hơn. Trong khi điều kiện tự nhiên, khí hậu, vị trí địa lý đã mang lại lợi thế cho Việt Nam rất thuận lợi để phát triển năng lượng tái tạo nhưng lại ít được quan tâm.
Chắc hẳn chúng ta vẫn chưa quên bài học từ cuộc khủng hoảng thiếu điện vào mùa hè 2023. Hàng chục triệu gia đình kêu cứu về tình trạng cắt giảm điện vô tội vạ, rất nhiều doanh nghiệp kể cả nội địa và doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam phải lãnh trái đắng từ việc điện phập phù chập chờn.
Đã đến lúc, Việt Nam cũng phải theo quy luật thị trường, phải có nhiều nhà cung cấp điện để cho người tiêu dùng lựa chọn và làm phong phú nguồn cung.
Chỉ có sự cạnh tranh mới tạo ra động lực phát triển và giá cả sẽ do thị trường quyết định. Tin rằng đến lúc đó nước ta mới có cơ hội chuyển đổi năng lượng sạch và xanh thay thế cho việc lạm dụng năng lượng hoá thạch vốn rất đang cạn kiệt tại Việt Nam.
Không biết đến bao giờ Nhà nước xóa bỏ cơ chế độc quyền ngành năng lượng để cho nhiều nhà đầu tư cùng tham gia phân phối điện. Đó là kinh tế thị trường.