Doanh nghiệp có thể mua điện tái tạo trực tiếp không qua EVN

Bộ Công thương đề xuất doanh nghiệp sản xuất có thể mua điện trực tiếp từ các nhà máy năng lượng tái tạo (điện gió, mặt trời) có hoặc không qua Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Bộ Công thương chịu trách nhiệm nếu bê trễ xây dựng cơ chế điện mặt trời mái nhà Bộ Công thương đề xuất điện mặt trời mái nhà dư thừa được bán 0 đồng

Bộ Công thương vừa hoàn thiện dự thảo 1 Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA) và đang tiếp tục lấy ý kiến, tiếp thu hoàn thiện trước khi trình Chính phủ.

Trong dự thảo này, Bộ Công thương đề xuất doanh nghiệp sản xuất có thể mua điện trực tiếp từ các nhà máy năng lượng tái tạo (điện gió, mặt trời) có hoặc không qua Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Theo đó, các hình thức của cơ chế mua bán điện trực tiếp bao gồm: Mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng điện lớn qua đường dây kết nối riêng (không qua lưới điện quốc gia) hoặc qua lưới điện quốc gia.

Doanh nghiệp có thể mua điện tái tạo trực tiếp không qua EVN
Ảnh minh họa.

Nếu mua bán điện qua lưới điện quốc gia thì đơn vị phát điện sẽ ký hợp đồng mua bán điện với EVN (hoặc đơn vị được ủy quyền/phân cấp) và bán toàn bộ điện năng sản xuất lên thị trường điện giao ngay của thị trường bán buôn điện cạnh tranh theo quy định.

Ngoài ra, khách hàng sử dụng điện lớn ký hợp đồng mua bán điện với tổng công ty điện lực, công ty điện lực để mua toàn bộ điện năng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của khách hàng theo quy định; đơn vị phát điện ký hợp đồng kỳ hạn với khách hàng sử dụng điện lớn để quản lý rủi ro.

Đối với trường hợp mua điện trực tiếp qua đường dây riêng, tổ chức, cá nhân sẽ không bị giới hạn các điều kiện về công suất, sản lượng, cấp điện áp đấu nối. Hợp đồng mua bán và giá điện sẽ do hai bên tự thỏa thuận.

Với hình thức mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia, bên mua và bán đàm phán, thỏa thuận qua hợp đồng kỳ hạn có giá.

Trong giai đoạn đầu, Bộ Công thương đề xuất cho phép đơn vị phát điện sở hữu nhà máy điện gió hoặc mặt trời đấu nối vào hệ thống điện quốc gia tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp. Giai đoạn tiếp theo, tiếp tục mở rộng loại hình công nghệ phát điện khác căn cứ theo nhu cầu của khách hàng, đơn vị phát điện và tình hình phát triển hệ thống điện và thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam.

Khách hàng sử dụng điện lớn trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất được tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp theo quy định khi đáp ứng đủ các điều kiện như chấm dứt hợp đồng với đơn vị bán lẻ.

Theo Bộ Công thương, bên mua là tổ chức, cá nhân dùng điện sản xuất từ cấp điện áp 22kV trở lên, lượng tiêu thụ bình quân hàng tháng từ 500.000kWh. Còn phía nguồn cung ứng là các nhà máy năng lượng tái tạo (gió, mặt trời) nối lưới, công suất trên 10MW.

Hậu Lộc
Phiên bản di động