Bộ Công thương đề xuất điện mặt trời mái nhà dư thừa được bán 0 đồng
Điện mặt trời mái nhà dư thừa có thể được hòa lưới với giá theo thời điểm Nhà đầu tư điện mặt trời cầu cứu vì bị cắt giảm công suất |
Bộ Công thương vừa công bố dự thảo nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu để lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
Nghị định này quy định về phát triển điện mặt trời mái nhà lắp đặt trên mái các công trình xây dựng nhằm mục đích tự sản, tự tiêu, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác.
Tại dự thảo, Bộ Công thương nêu nguyên tắc phát triển điện mặt trời mái nhà phải phù hợp với kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh.
Đồng thời, tổng công suất điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu có đấu nối với hệ thống điện quốc gia tại mỗi địa phương không vượt quá công suất được phân bổ trong kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.
Cùng với đó, điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu không đấu nối với hệ thống điện quốc gia loại hình này ưu tiên phát triển không giới hạn công suất.
Ảnh minh họa. |
Tại dự thảo, đối với điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu có đấu nối với hệ thống điện quốc gia, Bộ Công thương đề xuất các cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền phát hoặc không phát sản lượng điện dư (nếu có) của điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu vào hệ thống điện quốc gia.
Trường hợp tổ chức, cá nhân lựa chọn phát sản lượng điện dư vào hệ thống điện thì đơn vị điện lực ghi nhận sản lượng điện với giá không đồng và không được thanh toán.
Các tổ chức, cá nhân căn cứ quy mô, sản lượng điện tiêu thụ, nhu cầu sử dụng điện để thực hiện đăng ký công suất phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu bảo đảm công suất lắp đặt nhỏ hơn phụ tải hiện có tại thời điểm đăng ký.
Với dự án công suất trên 50 kW, người dân phải có lắp hệ thống điều khiển từ xa và kết nối với đơn vị điều độ khu vực.
Tổng công suất lắp điện mái nhà tự dùng không được vượt mức phân bổ cho từng khu vực, miền. Cụ thể, tới 2030, miền Nam phát triển tối đa 1.110MW ở phía Nam; miền Bắc là 927MW, còn lại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên (560MW).
Một trong những quy được quan tâm tại dự thảo là tổ chức, cá nhân lựa chọn phát sản lượng điện dư vào hệ thống điện thì đơn vị điện lực ghi nhận sản lượng điện với giá không đồng và không được thanh toán.
Tại phiên họp ngày 10/4 do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì về dự thảo Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết có 3 chính sách khuyến khích chủ yếu đối với điện mặt trời mái nhà.
Đó là cho phép lắp đặt không cần theo Quy hoạch Điện VIII; các nguồn điện mặt trời mái nhà được liên kết và phát công suất dư thừa lên lưới điện quốc gia với mức giá theo thời điểm; hỗ trợ lãi suất khi đầu tư thiết bị lưu trữ điện.