Dạy con trẻ đón Tết Nguyên Đán ý nghĩa và hạnh phúc
Cảnh báo nhiều trẻ bị ngộ độc trong những ngày giáp Tết Vì sao lại có phong tục tắm lá mùi chiều 30 Tết? Giáo viên, học sinh cần lưu ý những gì trong những ngày Tết Quý Mão |
Dạy con bài học về cội nguồn và sự yêu thương
Tết là dịp để họ hàng, cô, dì, chú, bác… những người thân trong gia đình để quây quần, tụ họp ăn uống và trò chuyện cùng với nhau. Đây chính là thời điểm vàng để các bậc phụ huynh cho con biết về cội nguồn, những người có quan hệ máu mủ với gia đình, để con thể hiện lòng biết ơn và tình yêu thương cho mọi người.
Khi đưa bé đi chúc Tết ông bà, cha mẹ hãy tâm sự với con về những đóng góp của tổ tiên với con cháu cùng sự vất vả của ông – bà đã nuôi dạy cha mẹ nên người. Bạn hãy là tấm gương cho bé về những hành động ứng xử với người lớn tuổi trong những ngày Tết.
Tết là dịp để cha mẹ dạy con về truyền thống dân tộc, |
Trong dịp này các bạn nhỏ cũng được tham gia rất nhiều những hoạt động có từ truyền thống xa xưa như gói bánh chưng, trang hoàng nhà cửa, làm mâm cơm tất niên, mâm cơm cúng giao thừa, đi chúc tết, … chính những hoạt động này sẽ giúp con trẻ ghi nhớ những hoạt động truyền thống, cội nguồn trong ngày tết cổ truyền của dân tộc, đồng thời nuôi dưỡng những tâm hồn bao dung, nhân ái, biết sẻ chia với mọi người.
Dạy con điều gì vào đêm giao thừa?
Hôm nay đã là ngày 30 tháng 12, ngày cuối cùng của năm 2022, chỉ còn vài giờ đồng hồ nữa, chúng ta sẽ bước sang năm 2023, vậy bố mẹ cần dạy cho con những hoạt động và ý nghĩa gì trong đêm giao thừa 30 tết.
Đây thường là ngày cả gia đình tụ họp để làm mâm cơm tết cúng tất niên và cúng giao thừa, vậy nên có rất nhiều công việc để chuẩn bị. Dịp này, cha mẹ hãy giới thiệu và hướng dẫn con làm các món ăn trong mâm cơm cúng ngày tất niên. Mỗi gia đình và địa phương lại có những món ăn đặc trưng, ví dụ như những gia đình phía bắc thì không thể thiếu món bánh chưng, nem rán hay gà luộc, nhưng ở phía nam thì lại chẳng thể quên thịt kho hột vịt, hoặc miền tây thì là bánh tét. Vừa hướng dẫn con chuẩn bị mâm cỗ, phụ huynh vừa có thể kể cho con nghe về ý nghĩa hay nguồn gốc của những món ăn đặc trưng này.
Hãy dạy trẻ cách bày mâm lễ trên bàn thờ, cách để mọi người nhớ về tổ tiên, nguồn cội |
Hoạt động trưng bày gian thờ trong ngày 30 cũng vô cùng phổ biến, cha mẹ hãy dạy con cách sắp xếp vị trí của các món ăn, đồ lễ, …
Khoảnh khắc giao thừa là khoảnh khắc vô cùng thiêng liêng và hầu như mọi người đều bên cạnh gia đình của mình, hãy giải thích cho con trẻ ý nghĩa về khoảnh khắc này, sau đó có thể hướng dẫn con về hoạt động “khai bút đầu năm”. Đây là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp con trẻ sẽ có ý thức hơn trong việc học tập những điều mới trong năm.
Dạy con văn hóa chúc tết
Hãy dạy con biết gửi tới mọi người những lời chúc tốt đẹp vào dịp đầu năm, hướng dẫn cho trẻ một vài câu chúc tết cơ bản như: “Con chúc bác mạnh khỏe, làm ăn phát đạt”, “Con chúc cô năm mới gặp nhiều điều tốt đẹp, may mắn”…
Những lời chúc ý nghĩa chắc chắn sẽ đem lại niềm hạnh phúc cho tất cả mọi người. Để con có lời chúc hay, cha mẹ có thể tập cùng con trước Tết.
Bên cạnh đó, bố mẹ đừng quên dạy trẻ nói lời cảm ơn khi được chúc tết hay nhận lì xì từ người lớn. Việc này sẽ rèn luyện cho con về lòng biết ơn.
Nhận lì xì đúng cách
Trẻ nhỏ rất thích lì xì. Tuy nhiên, cha mẹ cần dạy trẻ biết ý nghĩa của bao lì xì Tết và một số kỹ năng ứng xử khi nhận phong bao lì xì từ mọi người. Hãy dạy con phép tắc lịch sự tối thiểu như: Mỉm cười, cúi nhẹ đầu và nói lời cảm ơn với người tặng. Cha mẹ cũng hãy gợi ý nếu trẻ vô tình quên mất để trẻ cảm thấy bản thân được trấn an. Nhờ đó, trẻ sẽ bình tĩnh, tự tin và cư xử lịch sự hơn.
Cha mẹ cần dạy con cách nhận lì xì đúng cahcs |
Mới đây, ca sĩ Phương Linh đã có ý kiến: “Ngày tết bố mẹ nên dạy con cái tuyệt đối không được mở lì xì ngay sau khi nhận, thấy tờ tiền to thì cười tít mắt, tờ nhỏ thì ủ rũ, hành động này phản ánh văn hóa trong gia đình, xấu xí lắm,…” Ý kiến này đã nhận được nhiều lời đồng tình từ phía cộng đồng mạng, bởi đây được cho là hành động không nên trong dịp lễ tết.
Sẽ rất khó xử cho cha mẹ hay người lì xì khi con vừa nhận tiền mừng tuổi đã vội vàng… mở phong bao, lôi tờ tiền ra ríu rít khoe: "Mẹ ơi, tiền này…!". Hoặc thậm chí tệ hơn là: "Sao ít tiền vậy?", "Chỉ được bây nhiêu thôi ạ?",… Đã có nhiều trường hợp oái oăm khiến cho chủ nhà lẫn khách tặng lì xì ngượng đỏ mặt.
Trước Tết, cha mẹ cần giải thích với trẻ là phong bao lì xì để chúc trẻ may mắn, mau ăn chóng lớn, mạnh khỏe. Trẻ không nên mở ra xem ngay khi mới nhận, cũng không nên đưa ra lời khen chê ít nhiều. Cách ứng xử lịch sự nhất là nhận lì xì và cho vào túi, nói lời cảm ơn và ngoan ngoãn tiếp tục ngồi chơi.
Ứng xử chuẩn mực khi ăn uống
Cô Nguyễn Thị Hồng ( giáo viên trường cấp 2 ở Hà Nội) chia sẻ: “Với mình, ngoài cách dạy con biết kính trên nhường dưới, bày tỏ lòng biết ơn với ông bà cha mẹ hay nhận lì xì đúng cách thì dạy con trẻ cư xử trong khi ăn uống cũng rất quan trọng. Là một giáo viên cấp 2, đồng thời cũng có con nhỏ, mình hiểu việc giáo dục này quan trọng với các bạn trẻ nhỏ quan trọng như thế nào. Chính những hành động này sẽ trực tiếp hình thành nên tính cách của coln sau khi lớn lên.
Trong mâm cơm hay mâm cỗ gia đình, các bậc phụ huynh nên dạy con biết mời người lớn khi vào bữa và xong bữa, hay dạy con cách so đũa, ăn trong nồi, ngồi trông hướng hay ăn từ tốn, không quấy khóc, nhõng nhẽo hoặc tỏ thái độ. Dù biết việc này là rất khó vì nhiều bạn nhỏ có tính cách bướng bỉnh, tuy nhiên, chúng ta vẫn hoàn toàn có thể rèn luyện được, và tốt nhất nên rèn cho con ngay khi còn nhỏ, thì sẽ dễ uốn nắn hơn.
Những điều nhỏ nhặt này, sẽ giúp con biết trân trọng những gì mình có, biết vâng lời cha mẹ và rất nhiều ý nghĩa sâu sắc khác”.
Cảnh báo nhiều trẻ bị ngộ độc trong những ngày giáp Tết |
Vì sao lại có phong tục tắm lá mùi chiều 30 Tết? |
Gia đình trẻ giữ gìn phong tục Tết cổ truyền |