Đà Nẵng là trung tâm kinh tế xã hội của cả nước và Đông Nam Á đến năm 2045
Đà Nẵng sẵn sàng vận chuyển thiết bị của bệnh viện dã chiến ra Hải Dương Ca Covid-19 nặng ở Đà Nẵng đông đặc hai đáy phổi |
Trung tâm kinh tế xã hội lớn của cả nước và Đông Nam Á
Theo đó, Đà Nẵng là đô thị loại I trực thuộc trung ương, trung tâm kinh tế lớn của quốc gia về du lịch, công nghiệp, thương mại, dịch vụ tài chính ngân hàng, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị quốc gia. Đồng thời, Đà Nẵng cũng là đầu mối giao thông, viễn thông quan trọng trong vùng, quốc gia và quốc tế.
Đà Nẵng là trung tâm kinh tế xã hội của cả nước và Đông Nam Á đến năm 2045. Ảnh: IT |
Điều chỉnh quy hoạch đặt mục tiêu xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Đà Nẵng với vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ.
Cùng với đó, Đà Nẵng cũng là thành phố cảng biển, đô thị quốc tế với vị trí hạt nhân của chuỗi đô thị và cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên, trở thành đô thị sinh thái, hiện đại, thông minh, thành phố đáng sống và là thành phố quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển đảo được bảo đảm vững chắc.
Quy hoạch tầm nhìn đến năm 2045 phát triển Đà Nẵng trở thành đô thị lớn, thông minh, sáng tạo; bản sắc, bền vững.
Nhiều dự án trọng điểm
Theo quy hoạch, sẽ phát triển du lịch trên toàn địa bàn thành phố gắn với các hình thức du lịch biển; du lịch thủy nội địa; du lịch sinh thái, cộng đồng; du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh; du lịch vui chơi giải trí tổng hợp, mua sắm.
Thành phố Đà Nẵng sẽ tập trung đầu tư, hoàn thành các dự án trọng điểm gồm Tổ hợp trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ, vui chơi giải trí tổng hợp; Công viên văn hóa và vui chơi giải trí phía Đông Nam đài tưởng niệm; Khu sân golf VinaCapital Đà Nẵng; Khu tổ hợp công trình phục vụ lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng; Công viên chuyên đề phía Nam bán đảo Sơn Trà; Quần thể du lịch sinh thái Bà Nà - Suối Mơ, Khu du lịch Bà Nà Hills; Khu du lịch nghỉ dưỡng tổng hợp Làng Vân; Khu nghỉ dưỡng InterContinental Danang Sun Peninsula.
Đà Nẵng cũng hình thành các trung tâm thương mại tầm cỡ quốc gia, quốc tế; hình thành tuyến phố thương mại, tài chính; thành lập khu phi thuế quan nằm trong Khu phức hợp đô thị, thương mại, phi thuế quan.
Tập trung phát triển công nghệ cao
Theo quy hoạch, Đà Nẵng sẽ tập trung phát triển công nghệ cao với quy mô diện tích đất khoảng 1.710ha, gồm: Khu công nghệ cao Đà Nẵng và Khu công nghệ cao mở rộng; Khu công nghệ thông tin tập trung số 1, số 2; Khu công viên phần mềm số 1, số 2, số 3.
Ngoài ra, Đà Nẵng cũng hình thành Cụm Đổi mới sáng tạo tại phía Nam thành phố gắn liền với Khu đô thị đại học Đà Nẵng, Trung tâm Đổi mới sáng tạo và công viên phần mềm. Hình thành mới các cụm công nghiệp: Cẩm Lệ, Hòa Nhơn, Hòa Khánh Nam, Hòa Hiệp Bắc với quy mô diện tích đất khoảng 83 ha.
Đà Nẵng sẽ triển khai xây dựng nhiều dự án giao thông lớn. Cụ thể, tiếp tục nâng cấp, mở rộng cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng đạt công suất 30 triệu hành khách mỗi năm, cấp 4E, là cảng hàng không cửa ngõ quốc tế, quy mô diện tích đất dự kiến khoảng 856ha. Thành phố Đà Nẵng cũng đầu tư xây dựng mới cảng Liên Chiểu công suất đạt 50 triệu tấn/năm, diện tích khoảng 450 ha. Cảng Tiên Sa sẽ được chuyển dần thành cảng du lịch sau khi cảng Liên Chiểu đi vào hoạt động.