Cần thiết phải bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

Mạng xã hội phát triển mang đến cho trẻ nhiều lợi ích, tuy nhiên, đó cũng là con dao hai lưỡi khiến cho không ít rủi ro bủa vây con trẻ.
Quận Tây Hồ củng cố mạng lưới bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Chung tay bảo vệ môi trường từ hành động tiễn ông Công ông Táo Xu hướng chơi cây Tết theo phong cách "bền vững" của Gen Z

Nhiều rủi ro trên không gian mạng

Trở về căn phòng nhỏ sau 1 ngày học tập tại trường, Anh Thư (18 tuổi) trong trạng thái mệt mỏi. Đặt lưng xuống chiếc giường quen thuộc và lướt Tiktok, cô gái trẻ bắt gặp đoạn clip ngắn của 1 bạn nhỏ trong bộ quần áo thỏ trắng, đang thầm khen bộ đồ cute, đáng yêu, thì ngay khi bấm vào phần bình luận, Anh Thư sửng sốt trước những câu từ tục tĩu được cộng đồng mạng để lại trong phần bình luận.

Cụ thể 1 đoạn clip đăng tải video em bé khoác lên người mình bộ quần áo thỏ, vốn tưởng rằng đây chỉ là đoạn clip “khoe con” từ phía các bậc phụ huynh, nhưng một bộ phận người xem đã để lại trong bình luận nhiều câu từ vô cùng khiếm nhã như “game is game”, “Sói cô độc”, “ước được dí”… đây đều là những câu từ ẩn chứa những ý nghĩa độc hại, toxic.

Cần thiết phải bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
Những bình luận tục tĩu được xuất hiện bên dưới đoạn video đăng tải
Cần thiết phải bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

Đáng nói ở chỗ, chỉ là 1 đoạn clip ngắn đăng tải nhưng lại nhận về quá nhiều ý kiến với lối suy nghĩ độc hại, khiến cho các bậc phụ huynh và xã hội vô cùng bàng hoàng, lo lắng.

Trên mạng xã hội, nhóm đối tượng này thường dùng chiêu trò là sử dụng những thủ đoạn phổ biến như: Thông qua các dịch vụ mạng xã hội, ứng dụng hẹn hò, chúng tìm cách kết bạn, làm quen, dụ dỗ trẻ em gặp gỡ để quan hệ, xâm hại tình dục.

Một số lại đăng tải lên không gian mạng các hình ảnh, clip trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực học đường; các hình ảnh riêng tư, nhạy cảm của trẻ em, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, cuộc sống riêng tư của trẻ.

Tồi tệ hơn, với những bạn trẻ là học sinh, sinh viên có nhu cầu tìm việc làm thêm, đối tượng thậm chí “núp bóng” các tuyển dụng để hẹn gặp gỡ, sau đó khống chế, cưỡng ép đưa trẻ em đến các khu lao động bất hợp pháp tại nước ngoài để bóc lột lao động, bóc lột tình dục… đây có lẽ đều là những câu chuyện chúng ta đang đối mặt quá nhiều trong cuộc sống hiện tại.

Tuy nhiên, trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện này, thì khó mà có thể cấm con trẻ tiếp xúc với mạng xã hội. Vì vậy, sử dụng Internet trở thành hoạt động không thể thiếu trong sinh hoạt hằng ngày.

Cần thiết phải bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
Ngày càng nhiều trẻ em trở thành mục tiêu bị tấn công trên mạng hội

Theo thống kê của UNICEP, 92% trẻ em Việt Nam có sử dụng thiết bị kết nối internet, trong đó 89% trẻ lên mạng hàng ngày. Năm 2022, trong một nghiên cứu của mình, UNICEF đã tiến hành khảo sát với 994 trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 12 - 17 tuổi, kết quả cho thấy, có tới 2% trẻ đã bị yêu cầu trò chuyện về tình dục khi bản thân không mong muốn, 1% bị yêu cầu chia sẻ hình ảnh, video khỏa thân; 8% nhận được những bình luận khiếm nhã, 5% nhận được những hình ảnh nhạy cảm không mong muốn. Ngoài ra, trẻ cũng gặp phải nhiều đề nghị cho tiền hoặc đổi quà để đổi lấy hình ảnh, video nhạy cảm hoặc thực hiện hành vi đe dọa, tống tình để ép trẻ tham gia hoạt động tình dục.

Không chỉ vậy, Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) cũng chỉ ra cụ thể trong một dự án của họ rằng, gần 36.5% trẻ em đã phải trải nghiệm các thông tin, hình ảnh liên quan đến bạo lực trên Internet. Hơn 13% trẻ em bị tiếp xúc không mong muốn với các tài liệu khiêu dâm. Khu vực châu Á có rủi ro xâm hại trẻ em trên mạng là cao nhất với 33%. Chỉ có khoảng 1/3 trẻ em được dạy, tập huấn về đảm bảo an toàn trên mạng dưới một số hình thức.

Chia sẻ với PV báo Tuổi trẻ Thủ đô, Đại uý Lê Thế Văn (35 tuổi, hiện đang công tác tại Phòng 3, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an) cho biết, trẻ em là đối tượng còn rất non nớt, chưa biết cách chọn lọc thông tin, tự bảo vệ mình. Vì vậy, những nguy cơ mà trẻ em dễ gặp phải như bị rối loạn tâm trí, nghiện game, nghiện Facebook, sa lầy vào thế giới ảo khiến trẻ bị hạn chế giao tiếp, xa rời tình cảm và cuộc sống thật, trẻ em cũng dễ dàng bị bắt nạt trực tuyến, lừa gạt, dụ dỗ, xâm phạm đến sức khỏe và tính mạng, hoặc bị lôi kéo thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật theo các video bạo lực, khiêu dâm. Do đó, đây là một vấn nạn cần được chấm dứt ngay lập tức bởi nó vi phạm quyền con người và quyền của trẻ em.

Bảo vệ trẻ em trước nguy cơ trở thành mục tiêu bị tấn công trên không gian mạng
Đại uý Lê Thế Văn (bên phải) cho biết, việc trẻ sa lầy vào thế giới ảo khiến việc giao tiếp của trẻ bị hạn chế, xa rời tình cảm và cuộc sống thật, trẻ em cũng dễ dàng bị bắt nạt trực tuyến hoặc bị lôi kéo thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật theo các video bạo lực, khiêu dâm

Để không “mất bò mới lo làm chuồng”

Trẻ em là những đối tượng yếu thế và cần được bảo vệ đặc biệt trên không gian mạng. Tuy nhiên, một thực trạng tại Việt Nam đó là nhiều bậc phụ huynh chưa nhận thức đúng tầm quan trọng về các nguy cơ ảnh hưởng đến trẻ em khi cho các con sử dụng mạng xã hội cũng như nhiều ứng dụng khác trên Internet mà thiếu sự kiểm soát chặt chẽ.

“Đây là nguyên nhân khiến cho số lượng các vụ việc xâm hại trẻ em trên không gian mạng được chuyển đến cơ quan Công an các cấp không có dấu hiệu giảm, thực tế số vụ việc có lẽ sẽ lớn hơn rất nhiều so với số lượng các vụ việc được trình báo. Thường thì các phụ huynh chỉ nhận biết được con mình đã bị xâm hại trên không gian mạng khi các con xuất hiện các hành vi bất thường như sợ hãi, ngại tiếp xúc xã hội, tâm lý bất ổn và trầm trọng hơn nữa có một số trường hợp trẻ có suy nghĩ tự tử”, Đại uý Lê Thế Văn nói.

Bảo vệ trẻ em trước nguy cơ trở thành mục tiêu bị tấn công trên không gian mạng
Đại uý Lê Thế Văn cho biết, số lượng các vụ việc xâm hại trẻ em trên không gian mạng được chuyển đến cơ quan Công an các cấp không có dấu hiệu giảm trong những năm gần đây.

Từ thực tiễn, có thể rút ra một số nguy cơ phổ biến mà đối tượng thường áp dụng đối với trẻ em, đó là:

Lợi dụng tâm lý tò mò và muốn chứng tỏ bản thân của trẻ vị thành niên, các đối tượng dụ dỗ để đánh cắp các thông tin nhạy cảm của trẻ, nhắn tin tình dục với trẻ và sau đó đã dùng để uy hiếp trẻ thực hiện các hành vi không đúng đắn. Trẻ sẽ không dám chia sẻ với bố mẹ hay người thân, và thường chỉ đến khi các con có những hành vi bất thường thì mới phát hiện ra.

Các đối tượng thông qua các mạng xã hội, ứng dụng hẹn hò để kết bạn, làm quen, đặt vấn đề quan hệ tình cảm hoặc hứa hẹn cho tiền, quà để dụ dỗ, đe dọa, ép buộc trẻ em trình diễn khiêu dâm qua mạng, dụ dỗ trẻ em gặp gỡ để quan hệ, xâm hại tình dục. Một số trường hợp còn đăng tải lên không gian mạng các hình ảnh, clip trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực học đường; các hình ảnh riêng tư, nhạy cảm của trẻ em, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, cuộc sống riêng tư của trẻ.

Khi sử dụng mạng xã hội, người dùng không bị điều chỉnh bởi các quy tắc xã hội, điều đó dẫn đến họ có thể thoải mái nói ra quan điểm cá nhân hoặc những lời khích bác, chế giễu, nói xấu, thực hiện các hành vi bắt nạt trên mạng xã hội. Điều này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với tâm lý của nạn nhân, đặc biệt là trẻ em. Thực tế, đã có những trường hợp xấu xảy ra khi các em không chịu được áp lực từ việc bị bắt nạt trực tuyến.

Mạng xã hội hiện nay tồn tại, lan truyền nhiều thông tin không chính xác, độc hại. Nếu không kiểm soát kịp thời, trẻ em có thể dễ dàng tiếp cận và tin tưởng vào những nội dung này, dẫn đến sự hiểu nhầm về thế giới xung quanh. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập và phát triển nhận thức của các em…

Bảo vệ trẻ em trước nguy cơ trở thành mục tiêu bị tấn công trên không gian mạng
Đoạn clip về em bé mặc bộ quần áo thỏ bị tấn công trên mạng xã hội khiến nhiều người bày tỏ sự choáng ngợp và lên án với những bình luận mang tính khiếm nhã

Pháp luật Việt Nam, đặc biệt là Luật Trẻ em, pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về các hoạt động tấn công trẻ em trên môi trường mạng vẫn còn nhiều điểm chưa bắt kịp thực tế. Điều đó làm gia tăng nguy cơ bỏ lọt tội phạm, người phạm tội, tăng nguy cơ xem thường pháp luật, chưa bảo vệ tốt nhất quyền riêng tư của trẻ em và chưa bảo phủ hết những đối tượng là trẻ em cần được bảo vệ.

Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng bằng cách nào?

Theo Đại uý Lê Thế Văn, để có thể tăng cường bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, sự chung tay của các cơ quan nhà nước, các bậc phụ huynh và cộng đồng là việc làm cần thiết và quan trọng, kết hợp với đó, một số điều cần thực hiện ngay như:

Thứ nhất, cha mẹ hay người chăm sóc trẻ, giáo viên cần trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin, kỹ năng cung cấp thông tin cá nhân trên mạng, kỹ năng sử dụng và quản lý mật khẩu, kỹ năng chọn lọc thông tin để hướng dẫn trẻ em trong việc sử dụng mạng xã hội, máy tính, nhận diện, chọn lọc, chặn những nội dung gây hại.

Thứ hai, đưa ra các quy tắc, biện pháp đảm bảo an toàn khi cho trẻ sử dụng Internet.

Thứ ba, hướng dẫn trẻ nâng cao cảnh giác với bất cứ thông tin nào trên mạng, cẩn trọng khi truy cập vào các đường link lạ, khi gặp những lời mời chào hấp dẫn đến khó tin… từ đó, giảm thiểu các rủi ro liên quan tới lừa đảo trực tuyến.

Thứ tư, xây dựng văn hóa cư xử văn minh, tử tế trên môi trường mạng, không gửi hoặc phản hồi những tin nhắn có nội dung xấu hoặc có tính xúc phạm người khác; chia sẻ với cha mẹ, thầy cô khi gặp các vấn đề, khó khăn, khi bị bắt nạt, cô lập hoặc bị xâm hại trên không gian mạng.

Bảo vệ trẻ em trước nguy cơ trở thành mục tiêu bị tấn công trên không gian mạng
"Trẻ em như búp trên cành" vì vậy đừng để những sự việc đau lòng xảy ra đối với thế hệ trẻ tương lai

Thời gian qua, tình hình các đối tượng xấu sử dụng các dịch vụ trên môi trường mạng tiếp cận,bởi mỗi đứa trẻ đều là niềm tin, hy vọng. Mỗi bậc phụ huynh cần trang bị cho mình những kiến thức phù hợp để bảo vệ người thân, con cái. Rất nhiều vụ việc đau lòng đã xảy ra đối với con trẻ. Vì vậy, xin đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”!

Quỳnh Giang
Phiên bản di động