Bức tranh tươi sáng về thành phố Bắc Sông Hồng

Thành phố phía Bắc sông Hồng (trên cơ sở 3 huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) sẽ là trung tâm đối thoại, hợp tác quốc tế tầm cỡ khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Cần bổ sung quy định về quy hoạch đô thị ven sông Hồng

Kinh tế phát triển năng động, văn hoá đa dạng

UBND thành phố Hà Nội vừa trình HĐND thành phố xem xét, thông qua Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Dự kiến, Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 sẽ được HĐND TP Hà Nội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 14, khóa XVI.

Diện mạo huyện Đông Anh thay đổi lớn trong những năm gần đây. Trong ảnh là Nhà thi đấu văn Nhà thi đấu đa năng thuộc dự án khu cây xanh thể dục thể thao huyện Đông Anh
Diện mạo huyện Đông Anh thay đổi lớn trong những năm gần đây. Trong ảnh là Nhà thi đấu đa năng thuộc dự án khu cây xanh thể dục thể thao huyện Đông Anh, trị giá gần 300 tỷ đồng.

Theo đồ án, thành phố phía Bắc sẽ gồm toàn bộ địa giới hành chính các huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn với tổng diện tích khoảng 633km2. Trong đó, đất xây dựng đô thị khoảng 385km2, khu vực ngoại thị khoảng 248km2 với 45 phường và 24 xã.

Bức tranh thành phố Bắc Sông Hồng hứa hẹn sẽ rất tươi sáng, năng động khi nhìn vào những diễn biến thực tế về kinh tế, xã hội của 3 huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn hiện nay.

Trong 3 huyện nói trên, Đông Anh được kỳ vọng sẽ là "hạt nhân" của thành phố Bắc Sông Hồng. Đây là một trong những địa phương đi đầu thực hiện lộ trình và đã đạt 26/27 tiêu chí huyện thành quận, 13/15 tiêu chí xã thành phường theo bộ tiêu chí chung của thành phố. Đông Anh có diện tích hơn 180km2, dân số khoảng 380.000 người, gồm 23 xã, một thị trấn trực thuộc.

Khả năng kết nối là thế mạnh của huyện Đông Anh
Khả năng kết nối là thế mạnh của huyện Đông Anh với hàng loạt tuyến giao thông huyết mạch kết nối thông suốt với các tỉnh phía Bắc, vùng Đông Bắc và khu vực trung tâm thủ đô như đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài (đường Võ Văn Kiệt trong ảnh), đường cao tốc Nhật Tân - Nội Bài (đường Võ Nguyên Giáp), quốc lộ 5 kéo dài..

Theo báo cáo tại Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đông Anh khóa XXIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025, kinh tế huyện tiếp tục duy trì phát triển với tốc độ tăng trưởng khá 8,4%, cao hơn bình quân chung của Thủ đô (5,3%); cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng định hướng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIX đã đề ra. Trong đó, ngành công nghiệp - xây dựng có bước tăng trưởng vượt bậc, đảm bảo bền vững (chiếm tỷ lệ 88,53%), tiếp tục là ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu ngành kinh tế.

Xét về tiêu chí mật độ đường giao thông đô thị, Đông Anh cũng nổi lên như một điển hình về sự bứt phá hạ tầng mạnh mẽ thời gian qua. Hàng loạt tuyến giao thông huyết mạch kết nối thông suốt với các tỉnh phía Bắc, vùng Đông Bắc và khu vực trung tâm thủ đô như đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài (đường Võ Văn Kiệt trong ảnh), đường cao tốc Nhật Tân - Nội Bài (đường Võ Nguyên Giáp), quốc lộ 5 kéo dài...

Huyện Mê Linh cũng có những bước chuyển mình mạnh mẽ, sẵn sàng đón các cơ hội phát triển
Huyện Mê Linh cũng có những bước chuyển mình mạnh mẽ, sẵn sàng đón các cơ hội phát triển

Tại huyện Mê Linh, Phó Chủ tịch UBND huyện Lê Văn Khương cho biết, kinh tế của huyện duy trì phát triển với tốc độ cao, bình quân 9,8%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa và phát triển nhanh dịch vụ. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện đạt bình quân 700 tỷ đồng/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 60 triệu đồng/người/năm, (tăng gấp 5,4 lần so với năm 2008); tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện hiện còn 0,03% (giảm 10,44% so với cách đây 15 năm).

Thế mạnh của huyện Mê Linh nằm ở lĩnh vực nông nghiệp và các hoạt động du lịch trải nghiệm. Hiện nay, huyện Mê Linh đang rà soát lập quy hoạch, phát triển các trang trại, cánh đồng trồng rau củ, quả, nông sản tập trung, vùng trồng hoa, cây cảnh thành điểm du lịch hấp dẫn thu hút khách tham quan.

Ngoài ra, huyện Mê Linh còn được biết đến là thủ phủ hoa của Thủ đô, với gần 1.000ha trồng hoa truyền thống và ngoại nhập cung cấp khoảng 20% tổng lượng hoa mỗi năm cho thành phố.

Trong đó có hàng trăm nhà vườn chuyên trồng hoa hồng thế, bonsai đã khẳng định được vị thế và uy tín, như: Làng nghề trồng hoa hồng thôn Hạ Lôi (xã Mê Linh); Làng nghề trồng hoa cúc thôn Đại Bái (xã Đại Thịnh); Vùng trồng hoa - cây cảnh thôn Văn Quán (xã Văn Khê).

Đối với huyện Sóc Sơn, tại Kỳ họp thứ 13, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Hồ Việt Hùng cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2023, kinh tế của huyện Sóc Sơn vẫn tiếp tục phát triển ổn định. Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế đạt 9.941 tỷ đồng, tăng 7,98% so với cùng kỳ năm 2022. Công tác thu - chi ngân sách được đảm bảo. Huyện hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao tại 3 xã và phấn đấu có thêm từ 3 - 5 xã hoàn thành nông thôn mới nâng cao trong năm 2023.

Đáng chú ý, công tác quản lý quy hoạch, đất đai, xây dựng, giao thông, giải phóng mặt bằng được quan tâm triển khai đồng bộ từng bước. Huyện Sóc Sơn cũng tập trung phát hiện, xử lý các vi phạm, kiên quyết không để phát sinh các vi phạm mới. Quan tâm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng một số dự án trọng điểm, đặc biệt là đã hoàn thành giải phóng mặt bằng Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội (đoạn qua địa phận huyện Sóc Sơn), là địa phương đầu tiên bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.

Trung tâm đối thoại, hợp tác quốc tế

Theo định hướng, ba huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn sẽ phát triển thành thành phố phía Bắc Hà Nội. Đây sẽ là đô thị hiện đại, thông minh, năng động, khai thác phát huy tối đa tiềm năng của sân bay Nội bài, vị trí giao thoa giữa trục kinh tế Đông - Tây và Bắc Nam của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Đồng thời, đây là thành phố xanh - sạch - thông minh, làm đối trọng và bổ trợ cho đô thị trung tâm kết nối thông qua không gian trục cảnh quan sông Hồng.

Với ý tưởng xây dựng động lực cho một thành phố vì hòa bình, kết nối toàn cầu, thành phố phía Bắc sông Hồng sẽ là trung tâm đối thoại, hợp tác quốc tế tầm cỡ khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Dự án Vành đai 4 đang được gấp rút thi công, tạo sự liên kết giữa các huyện Mê Linh, Sóc Sơn và Đông Anh
Dự án Vành đai 4 đang được gấp rút thi công, tạo sự liên kết giữa các huyện Mê Linh, Sóc Sơn và Đông Anh

Khi đó, sẽ hình thành các trung tâm cầu nối đa quốc gia, trung tâm đối thoại quốc tế, phát triển mô hình kinh tế MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện) tận dụng tài nguyên, cảnh quan thiên nhiên rừng Sóc Sơn.

Đồng thời, Hà Nội xây dựng thành phố phía Bắc là trung tâm nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học 4.0. Đặc biệt, tập trung đầu tư cho các ngành công nghiệp và dịch vụ kỹ thuật cao, ứng dụng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh cho một thiết chế xã hội bền vững, sử dụng năng lượng sạch.

Thành phố phía Bắc cũng sẽ là trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghiệp văn hóa, trung tâm thu hút tài năng trẻ, khởi nghiệp trong lĩnh vực văn hóa nhằm có thể xuất khẩu văn hóa đến năm 2045; phát triển du lịch kết hợp phát huy, bảo tồn các không gian cảnh quan, kiến trúc lịch sử, văn hóa truyền thống trên cơ sở quần thể Cổ Loa thành, đền Sóc, chuỗi du lịch liên tỉnh trên hành lang sông Hồng.

Dự án thành phố thông minh Bắc Hà Nội (Smart City) diện tích hơn 270 ha, tổng mức đầu tư 4,2 tỷ USD, được công bố triển khai sáng 11/11.  Dự án nằm trên ba xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc và Kim Nỗ của huyện Đông Anh do Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển thành phố thông minh Bắc Hà Nội (NHSC) thực hiện. NHSC là liên doanh giữa Tập đoàn BRG (Việt Nam) và Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản).
Dự án thành phố thông minh Bắc Hà Nội (Smart City) diện tích hơn 270 ha, tổng mức đầu tư 4,2 tỷ USD, được công bố triển khai sáng 11/11. Dự án nằm trên ba xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc và Kim Nỗ của huyện Đông Anh do Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển thành phố thông minh Bắc Hà Nội (NHSC) thực hiện. NHSC là liên doanh giữa Tập đoàn BRG (Việt Nam) và Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản).

Thành phố phía Bắc cũng sẽ phát triển trung tâm logistics có quy mô lớn tại miền Bắc, trung tâm đầu mối giao thương quốc tế, phát triển cảng cạn ICD, thúc đẩy hạ tầng xuất nhập khẩu, trung tâm thương mại miễn thuế, outlet lớn tại khu vực. Ngoài ra, thành phố sẽ nghiên cứu phát triển các trung tâm giải trí và thương mại giải trí, kinh doanh, kinh tế đêm, cùng hệ thống sân golf sẽ hình thành chuỗi tổ hợp vui chơi giải trí, văn hóa, thể dục thể thao tầm cỡ quốc tế.

Bên cạnh đó, thành phố cũng sẽ bảo tồn triệt để hệ sinh quyển rừng và hệ thực - động vật Sóc Sơn; xây dựng và giảm thiểu hiệu ứng nhà kính trong đô thị bằng việc vận hành nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Hình thành đô thị mới cao tầng, hiện đại theo mô hình TOD, đô thị thông minh dọc hai bên tuyến đường Võ Nguyên Giáp (Nhật Tân - Nội Bài). Hình thành các tổ hợp công trình công cộng, dịch vụ, khách sạn, thương mại, tài chính, ngân hàng lớn.

Hà Nội cũng sẽ triển khai xây dựng hoàn thiện Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia. Đồng thời, thành phố nghiên cứu mô hình xây dựng các trung tâm dịch vụ văn hóa, khai thác lĩnh vực công nghiệp văn hóa; phát triển các không gian xanh cảnh quan, công viên vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh... trên cơ sở địa hình tự nhiên vùng núi Sóc Sơn và hệ thống các sông hồ, các công trình kiến trúc có giá trị văn hoá lịch sử. Đặc biệt, tại đây sẽ hình thành khu công nghiệp kỹ thuật cao, nghiên cứu và phát triển gắn với hành lang xuyên Á phía Đông Bắc huyện Đông Anh.

Vũ Cường
Phiên bản di động