Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Cần xử lý cả hiệu trưởng và cá nhân vi phạm!

Về vấn đề xử lý giáo viên vi phạm đạo đức, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: "Không để giáo viên vi phạm thì đẩy sang lớp nọ lớp kia. Căn cứ mức độ vi phạm đến đâu xử lý theo pháp luật. Chúng ta phải làm gương".
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Chống bạo lực học đường cần nêu gương là chính Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức thua kiện Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo nói gì?

Ngày 17/4, tại hội nghị trực tuyến do Bộ GD&ĐT tổ chức với sự tham gia của 20.000 người thuộc 63 tỉnh thành về bảo đảm an ninh, an toàn trường học và phòng chống, bạo lực học đường, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã đưa ra một số chỉ đạo thiết thực.

Cụ thể, theo Bộ trưởng thời gian tới đây cần tuyên truyền mạnh các kỹ năng ứng xử sư phạm để chủ động phòng ngừa, hóa giải nguyên nhân.

Bộ trưởng đề nghị các cơ sở mầm non, phổ thông phải cụ thể hóa các hoạt động bằng việc của nhà trường trong đó phân công rõ trách nhiệm của lãnh đạo, Ban giám hiệu, cấp ủy, trong đó đứng đầu là hiệu trưởng, bí thư, các vị trí giáo viên chủ nhiệm, rồi đoàn hội, các giáo viên, người lao động, các bên liên quan để liên kết các nhà trường với gia đình”.

Cũng theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: “Cần tăng cường thanh tra, giám sát. Khi kiểm tra, giám sát hoạt động của từng bên để phát hiện ra vấn đề, chỉ ra các bất cập thì công tác thực hiện kế hoạch sẽ không thiết thực. Nếu không kiểm tra giám sát, sát sao chỉ đạo, triển khai kế hoạch thì đôi khi kế hoạch chỉ trên giấy không thiết thực. Ngoài việc đôn đốc nhắc nhở, phát hiện ra người tốt, việc tốt, nhân rộng ra điển hình tiên tiến theo chủ trương viết cái tốt, cái đẹp, dẹp cái xấu”.

bo truong bo gddt can xu ly ca hieu truong va ca nhan vi pham
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng khi xảy ra vi phạm đạo đức nhà giáo, cần xử lý cả hiệu trưởng và cá nhân vi phạm

Không để giáo viên vi phạm thì đẩy sang lớp nọ lớp kia. Căn cứ mức độ vi phạm đến đâu xử lý theo pháp luật. Chúng ta phải làm gương". Bộ trưởng đề nghị lãnh đạo Sở GD&ĐT thực hiện nghiêm túc chủ trương của ngành nếu như giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo không được đứng lớp. Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh: “Cần xử lý những cá nhân trong đó bao gồm cả hiệu trưởng và cá nhân vi phạm.

Cuối cùng Bộ trưởng Nhạ chỉ rõ: "Một số địa phương khi giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo đình chỉ 3 hôm hay một tuần. Sau đó, bố trí dạy lớp khác như vậy là không nghiêm túc.

Các lãnh đạo địa phương phải sát sao, kiểm tra, vào cuộc nơi nào còn dung túng thì xử lý.

Mức độ phải nghiêm túc, rất lưu ý, không làm nghiêm thì sẽ nhờn các quy định”.

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ: "Một số địa phương khi giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo đình chỉ 3 hôm hay một tuần. Sau đó, bố trí dạy lớp khác như vậy là không nghiêm túc.

Cũng tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đánh giá: Cần lấy giáo dục, nêu gương làm chính, không nặng về phạt, răn đe.

Theo Bộ trưởng, thời gian qua đã có nhiều văn bản quy định của pháp luật về xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường. Riêng Bộ GD&ĐT cũng có nhiều Thông tư liên quan cũng như những văn bản cá biệt, chỉ thị về nội dung này, mà mới đây nhất là Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục.

Cùng với đó, các Sở GD&ĐT tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ ban hành Chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021 và các văn bản quy định về phòng, chống bạo lực học đường.

Phòng chống bạo lực học đường là trách nhiệm của không chỉ các bộ ngành, địa phương, ban giám hiệu nhà trường… mà là trách nhiệm của từng thầy cô giáo, từng cán bộ, viên chức, người lao động và học sinh sinh viên trong nhà trường; trách nhiệm của phụ huynh và toàn xã hội.

.

Linh Anh (t/h)
Phiên bản di động