Bắt đầu cấm cà phê đường tàu - nuối tiếc nét đẹp riêng
Hà Nội: Nên giữ lại hay giải tán cafe đường tàu, cần một giải pháp hài hòa "Cà phê đường tàu Hà Nội cần được phát triển hơn là ngăn cấm" |
Sáng 10/10, tổ công tác liên ngành gồm công an quận Hoàn Kiếm, công an các phường có đường tàu chạy qua, cảnh sát giao thông đường sắt đã tiến hành phong tỏa các lối ra vào đoạn đường tàu phố Phùng Hưng, nơi nhiều hộ kinh doanh cà phê, nhà hàng.
Phố đường tàu vắng hoe sáng 10/10 |
Theo đó lực lượng công an 3 phường sở tại, trật tự giao thông, cảnh sát giao thông đường sắt hàng ngày sẽ trực, xử lý các trường hợp vi phạm. Chỉ những người dân sống tại khu vực này mới được ra vào.
Tại đây, lực lượng chức năng cũng bố trí các chiến sĩ có khả năng giao tiếp tốt với người nước ngoài để giải thích cho du khách hiểu rõ hơn.
Lực lượng chức năng giải thích cho du khách về lệnh cấm |
Cùng với đó, UBND TP Hà Nội cũng giao UBND các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Long Biên, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và các huyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên, Hoài Đức, Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh, những nơi có đường tàu chạy qua, phải chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện các vi phạm.
Cà phê đường tàu, nên quản hay cấm? |
Các quận, huyện kể trên cũng được "lệnh" phải xử lý nghiêm vi phạm trật tự an toàn giao thông đường sắt trên địa bàn, hoàn thành trước ngày 12/10.
Sau động thái từ phía cơ quan chức năng, rất nhiều người dân cảm thấy vô cùng tiếc nuối. Bởi khoảng vài năm trở lại đây, dọc các tuyến phố Phùng Hưng, Lê Duẩn, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Thái Học, Khâm Thiên (thuộc quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng), người dân tận dụng tuyến đường sắt ngang qua để trang trí và mở các quán cà phê.
Cà phê đường tàu, nên quản hay cấm? |
Dần dần, nơi đây thành một trong những địa điểm thu hút người dân và du khách đến đường tàu chụp ảnh, uống cà phê thử cảm giác lạ.
Trước Việt Nam, tại Thái Lan, Singapore cũng có phố cà phê đường tàu và họ quản lý rất tốt. Tại con phố này, chính quyền yêu cầu các chủ kinh doanh ký cam kết đảm bảo an toàn hành lang đường sắt, bảo vệ du khách. Trước khi tàu chạy qua, chủ kinh doanh đều được thông báo để nhắc nhở, không cho du khách ra sát đường tàu mà thay vào đó họ phải đứng ở trong nhà, hoặc ban công, sân thượng ngắm tàu chạy qua.
Cà phê đường tàu, nên quản hay cấm? |
Thực tế hiện nay, giới trẻ có xu hướng mới là thích du lịch trải nghiệm và khám phá văn hóa bản địa. Chính vì lẽ đó, mà phố cà phê đường tàu rất phù hợp với xu hướng mới này.
Không chỉ có ý nghĩa với du khách, lâu nay nơi đây cũng trở thành nguồn kiếm sống của các hộ kinh doanh.
Nhiều người dân hi vọng rằng, cơ quan chức năng có thể xem xét áp dụng mô hình cà phê đường tàu như ở các nước lân cận để Việt Nam không mất đi một điểm du lịch thú vị, một dấu ấn riêng của Hà Nội.