Xã hội hóa giáo dục giải quyết việc làm cho 43.000 giáo viên
Sân chơi giáo dục thông minh tại Ngày hội của ngành GD&ĐT quận Tây Hồ Ngành Giáo dục Thủ đô thúc đẩy phong trào thể dục thể thao trong trường học Ngành nào "hot" và dễ xin việc nhất trong 5 năm tới? |
Ảnh minh họa |
Năm học 2023-2024, toàn thành phố có hơn 2.800 trường học với hơn 2,3 triệu học sinh. Theo đánh giá của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, về cơ bản, mạng lưới trường, lớp hiện có đã đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của con em nhân dân Thủ đô.
Ở các cấp học, bên cạnh hệ thống trường công lập, hệ thống trường ngoài công lập cũng rất phát triển, tạo thêm cơ hội học tập và đáp ứng nguyện vọng học tập đa dạng của học sinh ở các độ tuổi.
Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, việc triển khai thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố đã mang lại kết quả tích cực, giải quyết được nhu cầu học tập của học sinh; đồng thời, nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần giảm áp lực và sự quá tải trong các cơ sở giáo dục công lập.
Đáng chú ý, chính sách khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thành phố đã góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 43.000 giáo viên, nhân viên và giúp giảm được khoảng 18.000 tỷ đồng/năm từ ngân sách Nhà nước.
Bên cạnh sự nỗ lực của chính các cơ sở, thành phố Hà Nội cũng có nhiều chính sách hỗ trợ các cơ sở giáo dục ngoài công lập và người học theo học tại các đơn vị này. HĐND thành phố đã ban hành nghị quyết hỗ trợ trẻ em đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động.
Theo đó, trẻ em có cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp được hỗ trợ 240.000 đồng/trẻ/tháng, tính theo số tháng học thực tế nhưng không quá 9 tháng/năm học.