Vĩnh Phúc: Tu bổ, tôn tạo 19 di tích lịch sử đã được xếp hạng

UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã phê duyệt 19 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, cấp quốc gia được tu bổ tôn tạo trong giai đoạn từ năm 2023 đến 2025.
Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc kiểm tra kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ của công chứcVĩnh Phúc: Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án Khu đô thị Nam Vĩnh Yên giai đoạn 3Yên Lạc (Vĩnh Phúc): Tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Mới đây, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định số 1343, phê duyệt danh mục di tích được xếp hạng sẽ thực hiện tu bổ, tôn tạo nhằm phát huy giá trị tại các làng văn hóa kiểu mẫu trên địa bàn theo Nghị quyết 06 của HĐND tỉnh.

 Đền Đá, xã Phú Đa, huyện Vĩnh Tường ngồi đền 300 năm
Đền Phú đa, xã Phú Đa, huyện Vĩnh Tường có tuổi đời 300 năm

Theo đó, có 19 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, cấp quốc gia được tu bổ tôn tạo trong thời gian từ năm 2023 đến 2025.

Cụ thể:

Huyện Lập Thạch có 2 di tích gồm, đền Triệu Thái và đình Hoàng Chung thuộc xã Đồng Ích.

Huyện Vĩnh Tường có 4 di tích gồm, đền Phú Đa, xã Phú Đa; Đình Hệ, xã Vĩnh Thịnh; Đình Bàn Mạch, xã Lý Nhân; Đền Ngự Dội, xã Vĩnh Ninh.

Huyện Yên Lạc có 5 di tích gồm: Đình Man Để, thị trấn Tam Hồng; Đình Chi Chỉ và chùa Khánh Hưng, xã Đồng Cương; Đình Thụ Ích và chùa Thụ Ích, xã Liên Châu.

Huyện Tam Dương có 5 di tích gồm: Đình Đan Trì và chùa Đan Trì, xã Hoàng Đan; Đền Hức, xã Đồng Tĩnh; Đình Viên Du và miếu Viên Du, xã Thanh Vân.

Thành phố Phúc Yên có 3 di tích gồm: Đình Đạm Xuyên, phường Tiền Châu; Đình Cao Quang, xã Cao Minh; Đình Lập Đinh, xã Ngọc Thanh.

Các di tích được thực hiện theo hình thức lập dự án hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ, tôn tạo di tích (căn cứ vào quy mô, tính chất cụ thể của từng dự án) theo quy định của Luật Di sản văn hóa, Luật Đầu tư công và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Kinh phí hỗ trợ được bố trí từ nguồn ngân sách cấp tỉnh Vĩnh Phúc. Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch Vĩnh Phúc là đơn vị chủ trì, tổ chức thực hiện.

Lê Sơn
Phiên bản di động