Trước tôm hùm đất, những sinh vật ngoại lai nào đe dọa nông nghiệp Việt Nam

Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn vừa có công văn hỏa tốc yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát tôm hùm đất tại Việt Nam. Tôm hùm đất được đánh giá là sinh vật ngoại lai không có giá trị kinh tế cao, thậm chí có thể phá hoại mùa màng nếu quản lý không tốt.
Tôm hùm đất Trung Quốc tràn sang Việt Nam: Công văn hỏa tốc yêu cầu tiêu diệt Tôm hùm đất tràn ngập thị trường: Mối nguy từ Trung Quốc sang Việt Nam

Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn vừa có công văn hỏa tốc yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát tôm hùm đất tại Việt Nam. Tôm hùm đất được đánh giá là sinh vật ngoại lai không có giá trị kinh tế cao, thậm chí có thể phá hoại mùa màng nếu quản lý không tốt.

Trước tôm hùm đất, đã có nhiều loại sinh vật ngoại lai xuất hiện tại Việt Nam. Dưới đây là 6 loại sinh vật ngoại lai nguy hiểm và phổ biến nhất.

truoc tom hum dat nhung sinh vat ngoai lai nao de doa nong nghiep viet nam
Các sinh vật ngoại lai có thể gây nguy hiểm cho nông nghiệp, môi trường và đa dạng sinh học. Ảnh: Theo Báo Tài nguyên môi trường

Ốc bươu vàng

Ốc bươu vàng là một trong những loài gây hại mạnh nhất ở Việt Nam. Ốc bươu vàng có nguồn gốc từ Nam Mỹ đã được nhập vào Việt Nam từ trước năm 1975 với mục đích làm cảnh.

Sau đó ốc bươu vàng nhanh chóng phát tán dọc theo các thủy vực và hiện đã được ghi nhận ở hầu hết các vùng tại Việt Nam. Chúng có thể đẻ trứng khắp nơi, bám vào cành cây, ngọn cỏ, thậm chí đẻ cả trên các sườn gạch, đá.

truoc tom hum dat nhung sinh vat ngoai lai nao de doa nong nghiep viet nam

Thức ăn của chúng là hầu hết các loài thực vật nên đe dọa nghiêm trọng đối với đa dạng sinh học cũng như sản xuất nông nghiệp.

Nhiều năm qua người dân đã phải dùng các biện pháp như bắt, rải vôi bột, phun thuốc trừ sâu để hạn chế sự xâm hại của ốc bươu vàng nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả.

Sâu róm thông

Sâu róm hại thông thuộc họ bướm, có vùng phân bố tự nhiên ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc. Sâu róm thông xâm nhập vào Việt Nam từ những năm 1950.

truoc tom hum dat nhung sinh vat ngoai lai nao de doa nong nghiep viet nam

Sâu róm tàn phá rừng thông ở Quảng Ninh, Bắc Giang gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất cây trồng và dịch bệnh cho con người.

Hiện việc phòng trừ sâu róm thông ở Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn.

Bèo lục bình

Bèo lục bình hay còn gọi là bèo Nhật Bản, bèo tây. Xuất hiện tại nước ta vào những năm 1902 với mục đích làm cảnh.

Bèo lục bình có tốc độ sinh sôi mạnh. Chỉ trong 10 ngày chúng có thể tăng lên gấp đôi số lượng ban đầu. Khi che phủ mặt nước, bèo lục bình thối mục làm giảm lượng oxy. Dẫn đến tình trạng thiếu hụt oxy trong nước của cá và các loài thủy sinh khác.

truoc tom hum dat nhung sinh vat ngoai lai nao de doa nong nghiep viet nam

Ngoài ra, bèo lục bình còn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Làm chậm dòng chảy, hoạt động tưới tiêu, kinh phí khai thông kênh rạch, hồ chứa nước,…

Cây mai dương/Cây trinh nữ thân gỗ

Cây mai dương (tên khoa học Mimosa pigra) hay còn gọi là cây trinh nữ nhọn, mắt mèo, trinh nữ đầm lầy, có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Nam Mỹ.

truoc tom hum dat nhung sinh vat ngoai lai nao de doa nong nghiep viet nam

Đây là loài cỏ dại được xếp vào diện nguy hiểm thứ 3 trên thế giới và nằm trong danh sách 100 loài sinh vật gây hại nguy hiểm nhất đối với hầu hết các quốc gia, do khả năng lan rộng nhanh, hạt có thể nảy mầm sau 20 năm, đốt, san lấp vẫn mọc lại.

Du nhập vào Việt Nam từ năm 1960 đến nay, cây mai dương hiện lan khắp trên nhiều địa phương trong cả nước. Cả trên sườn đồi, những vùng đất cát sỏi và khu đất ngập nước cây đều phát triển tốt. Những vùng đất cây mai dương mọc không có cây nào cạnh tranh được.

Chuột hải ly

Chuột hải ly là sinh vật nằm trong top 100 sinh vật xâm hại nguy hiểm nhất thế giới. Mỗi năm, chúng đẻ 3 lứa, mỗi lứa từ 5 -11 con. Chúng không chỉ là động vật gây hại cho cây trồng. Mà còn mang trong mình nhiều dịch bệnh nguy hiểm cho con người và động vật khác như: Lao tủy, lao da, lao…

truoc tom hum dat nhung sinh vat ngoai lai nao de doa nong nghiep viet nam

Ban đầu, loài sinh vật ngoại lai này được du nhập vào nước ta với mục đích thí nghiệm. Song, hiện nay với sự phát triển mạnh của chúng. Nước ta cần phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Nếu không sẽ gây hại lớn đến môi trường sống của con người.

Cây bông ổi

Còn gọi là cây ngũ sắc, được du nhập làm cảnh vào nước ta từ những năm đầu của thế kỷ 20. Cây này đang phát triển mạnh ở Quảng Bình, Quảng Trị, Tây Nguyên... có khả năng loại trừ một số cây bản địa và trở thành cỏ dại nguy hiểm đối với cây

Danh mục loài ngoại lai xâm hại gồm 19 loài thuộc 6 nhóm. Cụ thể, nhóm vi sinh vật gồm: Nấm gây bệnh thối rễ; Vi khuẩn gây bệnh dịch hạch ở chuột và động vật; Vi-rút gây bệnh chùn ngọn chuối; Vi-rút gây bệnh cúm gia cầm. Nhóm động vật không xương sống gồm: Bọ cánh cứng hại lá dừa; Ốc bươu vàng; Ốc sên châu Phi; Tôm càng đỏ. Nhóm cá gồm: Cá ăn muỗi; Cá tỳ bà bé (cá dọn bể); Cá tỳ bà lớn (cá dọn bể lớn). Nhóm lưỡng cư - Bò sát có: Rùa tai đỏ. Nhóm chim - thú có: Hải ly Nam Mỹ. Nhóm thực vật gồm: Bèo tây (bèo Lục bình, bèo Nhật Bản); Cây ngũ sắc (bông ổi); Cỏ lào; Cúc liên chi; Trinh nữ móc; Trinh nữ thân gỗ (mai dương).

Danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại gồm 61 loài thuộc 5 nhóm. Trong đó, 23 loài thuộc nhóm động vật không xương sống như: Bướm trắng Mỹ, cua xanh, sán ốc sên…; 9 loài thuộc nhóm cá như: Cá chim trắng toàn thân, cá hổ, cá hồi nâu…; 4 loài thuộc nhóm lưỡng cư - bò sát gồm: Ếch ương beo, cóc mía, ếch Caribê, rắn nâu leo cây; 4 loài thuộc nhóm chim - thú gồm: Chồn ecmin, dê hircus (dê), sóc nâu, sóc xám, thú opốt và 21 loài thuộc nhóm thực vật như: Bèo tai chuột lớn, cây cúc leo, cây cứt lợn…
Huyền My (t/h)
Phiên bản di động