Quảng Nam kiểm soát chặt đối với tôm hùm nước ngọt và tôm càng đỏ

Trước những nguy cơ có thể gây tác hại đối với môi trường tự nhiên và sản xuất nông nghiệp của loại tôm hùm nước ngọt và tôm càng đỏ, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu, các Sở, ban ngành liên quan vận động người dân, doanh nghiệp không sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ các loài thủy sản này.
Quảng Nam: Bắt "nóng" đối tượng trộm xe máy SH khi đang tìm nơi tiêu thụ Trao trả tài sản bị cướp cho du khách người Anh Quảng Nam: Xe ô tô bất ngờ đâm gãy đôi cột điện bên đường Khởi tố đối tượng đâm chết bảo vệ Trung tâm Y tế huyện Quế Sơn
quang nam kiem soat chat doi voi tom hum nuoc ngot va tom cang do
Tôm hùm nước ngọt

UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn số 5581/UBND-KTN giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương liên quan đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về tác hại của tôm hùm nước ngọt, tôm càng đỏ đối với môi trường tự nhiên và sản xuất nông nghiệp.

Tôm hùm nước ngọt có nguồn gốc từ Bắc Mỹ (cụ thể là ở Bắc Mexico đến Florida và phía bắc đến phía nam Illinois và Ohio), sau đó chúng được đưa đến nhiều nơi ở Mỹ: Arizona, California, Georgia, Hawaii, Idaho, Indiana, Maryland, North Carolina, Nevada, Ohio, Oregon, South Carolina, Utah và Virginia, Nam và Trung Mỹ. Loài này cũng đã được đưa đến châu Âu (Tây Ban Nha, Pháp, Síp, Bồ Đào Nha), châu Phi và châu Á (Trung Quốc).

Tại Việt Nam, tôm hùm nước ngọt được nhập vào từ Trung Quốc với mục đích nuôi thử nghiệm ở diện hẹp. Năm 2008, Bộ NN-PTNT đã cho phép Viện Nuôi trồng thủy sản I thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm hùm nước ngọt (Procambarus clarkii) ở các tỉnh miền Bắc phục vụ phát triển vùng nguyên liệu xuất khẩu” và “Dự án nhập công nghệ sản xuất giống tôm hùm nước ngọt Procambarus clarkii phục vụ phát triển vùng nguyên liệu xuất khẩu ở các tỉnh miền Bắc”.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tôm hùm nước ngọt có khả năng sinh trưởng và phát triển tại miền Bắc nước ta do chúng là loài thủy sinh vật dễ nuôi, ít dịch bệnh. Tuy nhiên giá trị kinh tế không cao, tỉ lệ thịt so với khối lượng cơ thể thấp, cỡ thương phẩm nhỏ (30-50 g), có nhiều đặc tính của sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại như: ăn tạp, phàm ăn, cạnh tranh thức ăn, có thể chiếm nơi sống của loài bản địa, có khả năng gây hại sinh vật bản địa, đào hang hốc (sâu đến 2 m) và có thể gây hại cho các công trình thủy sản, đê điều nếu thoát ra ngoài… Vì vậy, Viện đã khuyến cáo không nên phát triển nuôi đối tượng này ngay sau khi kết thúc nghiên cứu (năm 2010).

quang nam kiem soat chat doi voi tom hum nuoc ngot va tom cang do
Tôm càng đỏ (tôm hùm đất)

Đối với tôm càng đỏ (hay còn gọi là tôm hùm đất), trong thời gian gần đây được nhập ồ ạt từ nước ngoài vào Việt Nam dưới nhiều hình thức. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định, đây là loài thủy sinh có nguồn gốc ngoại lai xâm hại, khi phát tán ra môi trường, chúng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến đa dạng sinh học và gây hậu quả nặng nề cho nông nghiệp nước ta. Vì thế, tôm càng đỏ không được phép kinh doanh tại Việt Nam, tiêu thụ loài tôm này là vi phạm quy định của pháp luật về đa dạng sinh học và thủy sản.

Hiện, Trung Quốc là nơi sản xuất loài tôm này lớn nhất thế giới. Tôm càng đỏ từng được nuôi thử nghiệm tại Phú Thọ từ năm 2012, nhưng ngay sau đó, loài tôm này được các nhà khoa học xác định là loài thủy sinh ngoại lai xâm hại và không nhân giống phát triển.

Trước những nguy cơ có thể gây tác hại đối với môi trường tự nhiên và sản xuất nông nghiệp của loại tôm hùm nước ngọt và tôm càng đỏ, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu, các Sở, ban ngành liên quan vận động người dân, doanh nghiệp không sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ các loài thủy sản này.

Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

N.Dương
Phiên bản di động