Làm sao để KOLs lan tỏa những giá trị tích cực, phản bác tin giả trên mạng xã hội?

Những người có ảnh hưởng (KOLs) trên mạng xã hội chính là những người sẽ làn tỏa câu chuyện tích cực, đồng thời phản bác những thông tin sai trái, không chính xác.
Xử lý một KOL đưa hàng trăm thông tin thất thiệt về Covid-19 trên mạng xã hội

Theo số liệu trong báo cáo thường niên về các xu hướng truyền thông xã hội do Meltwater và We Are Social công bố, lượng người dùng mạng xã hội trên toàn cầu đã vượt mốc 5 tỷ người.

Mạng xã hội cũng có mặt trái

Riêng tại Việt Nam, đến đầu năm 2024, có 78,44 triệu người dùng Internet (chiếm 79,1% dân số); 73,3% dân số sử dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok… Có tổng cộng 168,5 triệu kết nối di động đang hoạt động; 92,7% tổng số người dùng Internet tại Việt Nam đã sử dụng ít nhất một nền tảng truyền thông xã hội.

Như vậy, với sự bùng nổ của mạng xã hội, tin tức sẽ nhanh chóng lan truyền, tiếp cận nhiều người dùng trên thế giới ảo. Tuy vậy việc này vô tình tạo thuận lợi cho những cá nhân, tổ chức cố tình lợi dụng mạng xã hội để xây dựng các thế lực thù địch, phản động trên không gian mạng. Với khả năng dẫn dắt, thu hút người dùng, những người có ảnh hưởng (KOLs) chính là mục tiêu mà các thế lực thù địch, phản động tìm mọi cách điều hướng dư luận, gieo rắc tư tưởng độc hại.

Các KOLs có thể là chính khách, nhà khoa học, chuyên gia, doanh nhân, nghệ sĩ hay có thể là diễn giả, người dân bình thường. Họ thường có các kênh truyền thông, trang mạng xã hội thu hút lượng theo dõi lớn từ vài chục, vài trăm nghìn đến vài triệu views. Ngoài ra, những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội còn điều hành, quản lý, chi phối các tài khoản, trang, kênh, nhóm có số lượng lớn thành viên đông, lượng theo dõi lớn.

Để “đi trước đón đầu”, lực lượng Công an các địa phương trong đó có Công an tỉnh Bắc Giang đã vận dụng sáng tạo, thích ứng với bối cảnh chuyển đổi số, phát triển mạng xã hội để vận động, phối hợp, khuyến khích các KOLs trên mạng xã hội tuân thủ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Chính họ, các KOLs, sẽ dùng sức ảnh hưởng của mình để có các bài đăng, video bồi đắp lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí tự cường, khát vọng độc lập, tự do, phát triển đất nước; nâng cao nhận thức, tinh thần, trách nhiệm, hướng dẫn người dân tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, KOLs cũng là những người dân phát hiện, tố cáo, ngăn chặn hành vi, thông tin xấu độc, không chính xác, đe dọa dọa an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng.

Đơn cử trong bối cảnh bão số 3 vừa qua, Công an các huyện Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang và TP Bắc Giang (Bắc Giang) triệu tập nhiều người đưa tin sai sự thật về việc vỡ đê trên địa bàn khiến dư luận hoang mang. Cụ thể, từ các thông tin từ hội nhóm, cá nhân và phát hiện của các KOLs trên mạng xã hội, lực lượng chức năng của Công an tỉnh Bắc Giang đã xác minh, truy tìm những người tung tin giả.

Nhiều tài khoản mạng xã hội đăng tin sai sự thật về việc vỡ đê bị lực lượng công an Bắc Giang xử lý nghiêm Nhiều tài khoản mạng xã hội đăng tin sai sự thật về việc vỡ đê bị lực lượng công an Bắc Giang xử lý nghiêm
Nhiều tài khoản mạng xã hội đăng tin sai sự thật về việc vỡ đê bị lực lượng Công an tỉnh Bắc Giang xử lý nghiêm

Nhiều ngày sau đó, khi toàn tỉnh Bắc Giang khắc phục hậu quả sau mưa lũ, Công an tỉnh Bắc Giang liên tục có các bản tin, cảnh báo, thông báo đề nghị người dân cảnh giác trước những thông tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận liên quan đến tình trạng đê điều, lũ lụt tại Bắc Giang cũng như các địa phương trên cả nước.

Ngoài xử phạt nêu gương, lực lượng chức năng còn đề nghị người dân tuyệt đối không đăng tải, bình luận, chia sẻ những nội dung sai sự thật, chưa được kiểm chứng lên mạng xã hội, đặc biệt là các KOLs.

KOLs đồng hành cùng công an trong tuyên truyền

Về lâu dài, chúng ta cần có chương trình, phối hợp, vận động, khuyến khích những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội cung cấp thông tin có ý nghĩa trong phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, đấu tranh với hoạt động chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Tham gia đấu tranh, phản bác thông tin xấu độc, lên án, vạch mặt các đối tượng chống đối, lệch lạc, vi phạm pháp luật. Định hướng dư luận, bảo vệ pháp luật, kêu gọi quần chúng nhân dân ủng hộ, đồng thuận, nhất trí với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Chẳng hạn, có những tài khoản mạng xã hội có hàng trăm nghìn lượt theo dõi đăng tải thông tin lực lượng Cảnh sát giao thông xử phạt nguội cả trăm trường hợp vi phạm giao thông song thể hiện bằng các cụm từ “check var phạt nguội” hấp dẫn người xem, tạo tâm lý tuân thủ pháp luật cho người trẻ. Song song với tuyên truyền pháp luật, cơ quan chức năng cần khuyến khích, cùng chia sẻ với các KOLs về tinh thần đại đoàn kết toàn dân, phương châm “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”…

Nhiều KOLs người Bắc Giang có nhiều bài viết cảnh báo phạt nguội vi phạm giao thông, để nâng cao ý thức của người dân
Nhiều KOLs người Bắc Giang có nhiều bài viết cảnh báo phạt nguội vi phạm giao thông, để nâng cao ý thức của người dân

Ví dụ, nhiều tài khoản mạng xã hội đăng ảnh trước mưa lớn kéo dài, nước sông Lục Nam dâng cao gần mức báo động 3, có nguy cơ tràn đê, gây ngập úng; Công an huyện Lục Nam (Bắc Giang) cùng nhân dân xã Vũ Xá đã khẩn trương, tích cực gia cố đê bao sông Lục Nam đoạn qua xã Vũ Xá dài khoảng 2km và dốc sức bảo vệ an toàn cho khu vực trước nguy cơ lũ lớn.

Đồng thời, lực lượng Công an các cấp là lực lượng nòng cốt, chủ trì tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương đa dạng hóa các hình thức phát động phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên mạng xã hội. Cần vận động quần chúng nhân dân nói chung, KOLs nói riêng tích cực tham gia hưởng ứng phong trào góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.

Cơ quan chức năng kịp thời động viên, khen thưởng các KOLs có đóng góp tích cực cho các phong trào yêu nước, đặc biệt là công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Hải Tới
Phiên bản di động