Trung tâm Lao động ngoài nước hoàn thành nhiều nhiệm vụ vượt chỉ tiêu

"Năm 2019, Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) có nhiều đổi mới, hoàn thành tốt các nhiệm vụ, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch đã đề ra như Chương trình EPS, IM Japan, Chương trình đưa điều dưỡng viên đi làm việc tại Đức" - Đây là đánh giá của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2020.
Cấp sổ tiết kiệm ảo và đường dây “du học sinh trá hình” Tăng cường hợp tác về lao động kỹ năng đặc định giữa Việt Nam và Nhật Bản Kẽ hở trong lĩnh vực du học Nhật Bản - Bài 4: Đình chỉ cấp Visa "qua ngả" Công ty CP quốc tế ICO Kẽ hở trong lĩnh vực du học Nhật Bản - Bài 2: Ngân hàng nào tiếp tay cho ICO gian lận hồ sơ tài chính?

Tuyển chọn công khai minh bạch

Báo cáo tổng kết công tác năm 2019, ông Hà Xuân Tùng - Giám đốc Trung tâm lao động ngoài nước cho biết: Trong năm 2019, được sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ trưởng, các đồng chí Lãnh đạo Bộ, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan liên quan, cùng với sự nỗ lực, cố gắng của tập thể cán bộ, viên chức và người lao động, Trung tâm đã hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ đề ra.

trung tam lao dong ngoai nuoc hoan thanh nhieu nhiem vu vuot chi tieu
Trung tâm đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ theo kế hoạch, một số nhiệm vụ vượt chỉ tiêu như: Chương trình EPS xuất cảnh đạt 156,2%; Chương trình IM Japan xuất cảnh đạt 133,8%; Chương trình Đức xuất cảnh đạt 104%.

Cụ thể, Trung tâm đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ theo kế hoạch, một số nhiệm vụ vượt chỉ tiêu như: Chương trình EPS xuất cảnh đạt 156,2%; Chương trình IM Japan xuất cảnh đạt 133,8%; Chương trình Đức xuất cảnh đạt 104%.

Tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước và số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc của Chương trình EPS đều đã giảm mạnh, đạt và vượt cao so với chỉ tiêu, kế hoạch đã thống nhất với phía Hàn Quốc: tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước giảm còn 19,87% (trong khi cam kết giảm là 30%); số lao động cư trú bất hợp pháp trong năm giảm 1.896 người, đạt và vượt 122,5% chỉ tiêu (số cam kết giảm trong năm 2019 là 1.548 người).

Các chương trình được triển khai ngày càng được công khai, minh bạch thông qua việc thông tin, truyền thông kịp thời, đầy đủ; thủ tục hành chính được cải cách, thuận lợi cho người lao động; xử lý kiên quyết những trường hợp lao động có dấu hiệu môi giới, trung gian, gian lận khi dự thi tiếng Hàn hoặc thi chương trình IM Japan... Trong 3 năm qua, nhất là năm 2019 không có đơn thư khiếu nại của người lao động.

trung tam lao dong ngoai nuoc hoan thanh nhieu nhiem vu vuot chi tieu
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung yêu cầu Trung tâm lao động ngoài nước tập trung hỗ trợ cho đối tượng yếu thế, địa bàn khó khăn

Trung tâm đã phối hợp tổ chức thành công các kỳ thi tiếng Hàn và đánh giá năng lực dành cho người lao động có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc không để xảy ra sai sót, không phát hiện tiêu cực. Công tác xử lý hồ sơ, nhập thông tin máy tính, rà soát hồ sơ không đạt điều kiện được triển khai kịp thời, chính xác, đầy đủ.

Các chương trình đào tạo điều dưỡng viên (hợp tác với Đức), chương trình đưa thực tập sinh của Việt Nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản từng bước ổn định, chất lượng tuyển chọn được nâng cao; quy trình tuyển chọn từng bước được hoàn thiện; công tác thông tin, tuyền truyền về các chương trình được triển khai đồng bộ, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, giúp cho người lao động có thể tiếp cận được những thông tin chính thống từ các cơ quan chức năng, từ đó giảm thiểu những tiêu cực có thể phát sinh.

Công tác đào tạo đã có những chuyến biến rõ rệt, hệ thống các bài giảng, giáo trình, giáo án được chuẩn bị bài bản, chu đáo trước mỗi giờ giảng; đội ngũ giáo viên Việt Nam và người nước ngoài nhiệt tình, tâm huyết, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Chất lượng đào tạo tiếng và bồi dưỡng kiến thức cần thiết được hầu hết các đối tác và các công ty tiếp nhận đánh giá cao.

Quy trình quản lý, tổ chức xuất cảnh ngày càng chặt chẽ, kịp thời phát hiện những tiêu cực, vi phạm từ phía người lao động như tráo người, sử dụng hộ chiếu giả, bỏ trốn ngay tại sân bay của Hàn Quốc,... Văn phòng Quản lý lao động đã kịp thời nắm bắt thông tin người lao động tại Hàn Quốc, các sự việc phát sinh để đề xuất phối hợp nhanh chóng, hiệu quả.

Công tác hỗ trợ, giới thiệu việc làm cho người lao động và thực tập sinh về nước đã mang lại hiệu quả thiết thực, số người lao động về nước được giới thiệu việc làm với thu nhập ổn định ngày một tăng, giúp người lao động có thể lập nghiệp, góp phần phát triển kinh tế gia đình và địa phương nơi người lao động cư trú. Trong số những lao động hoàn thành Chương trình về nước đã có không ít người thành công trong việc phát triển sự nghiệp tại Việt Nam.

trung tam lao dong ngoai nuoc hoan thanh nhieu nhiem vu vuot chi tieu
Xuất khẩu lao động đã giúp người lao động có thể lập nghiệp, góp phần phát triển kinh tế gia đình và địa phương

Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính được Trung tâm tiếp tục triển khai mạnh mẽ và đạt hiệu quả thiết thực, mọi thủ tục, giấy tở, văn bản liên quan đến công tác tuyển chọn, đào tạo, phái cử đều được công nghệ hóa, công khai thông báo trên trang website của Trung tâm; vận hành hệ thống ứng dụng APP kết nối trực tuyến với người lao động nhằm kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ người lao động trong những trường hợp khẩn cấp, người lao động cần được trợ giúp.

Tập trung hỗ trợ cho đối tượng yếu thế, địa bàn khó khăn

Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: Năm 2019 là năm bứt phá, đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả. Trung tâm Lao động ngoài nước đã có nhiều đổi mới, hoàn thành tốt công việc của mình, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch đã đề ra. Trong đó, phải kể đến 3 trong số 4 Chương trình Trung tâm đang triển khai đạt kết quả cao như: Chương trình EPS, IM Japan, Chương trình đưa điều dưỡng viên đi làm việc tại Đức.

"Quan trọng là chất lượng các chương trình có chuyển biến rõ rệt. Có thể thấy rõ qua Chương trình EPS, tỷ lệ bỏ trốn ở lại cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc giảm mạnh, cách đây 4 năm tỷ lệ bỏ trốn là 56%, đến nay toàn quốc còn 26%. Riêng Chương trình đo Trung tâm đảm nhận còn 19,87% (trong khi cam kết là 30%), thấp hơn một số quốc gia” - Bộ trưởng đánh giá.

trung tam lao dong ngoai nuoc hoan thanh nhieu nhiem vu vuot chi tieu
3 trong số 4 Chương trình Trung tâm đang triển khai đã đạt kết quả cao như Chương trình EPS, IM Japan, Chương trình đưa điều dưỡng viên đi làm việc tại Đức

Theo Bộ trưởng, có được điều đó là nhờ sự vào cuộc quyết liệt để ký lại Bản ghi nhớ với Hàn Quốc, cũng như đưa ra tổng thể các giải pháp nhằm tuyên truyền vận động và quản lý tốt hơn số lao động bất hợp pháp người Việt Nam tại Hàn Quốc.

Bộ trưởng cũng đánh giá cao việc Trung tâm Lao động ngoài nước đã chú trọng đến đổi mới quản trị và ứng dụng CNTT trong quản lý. Theo Bộ trưởng, đây là một hướng đi đúng, nhờ vậy, chỉ số hài lòng của các nhà đầu tư, các địa phương và đặc biệt là người thụ hưởng tương đối cao.

Ghi nhận những kết quả mà Trung tâm đã đạt được trong năm qua, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đồng thời nhấn mạnh, Trung tâm không phải là doanh nghiệp và không thể làm thay tất cả doanh nghiệp trong lĩnh vực XKLĐ. Trung tâm được thành lập nhằm thực hiện nhiệm vụ sự nghiệp công và tạo ra những mô hình trong việc đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài.

trung tam lao dong ngoai nuoc hoan thanh nhieu nhiem vu vuot chi tieu
Ông Hà Xuân Tùng - Giám đốc Trung tâm lao động ngoài nước

Đồng thời, tập trung hỗ trợ cho đối tượng yếu thế, địa bàn khó khăn, tạo ra những mô hình để tổng kết thực tiễn. Bên cạng đó, tập trung tuyên truyền mạnh hơn tính nhân văn, đạo lý, ưu việt của các Chương trình để người dân hiểu đây là chương trình phi lợi nhuận vì các đối tượng yếu thế, địa bàn yếu thế.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị thời gian tới, Trung tâm sớm tổng kết, đánh giá các chương trình, rút ra kinh nghiệm để tham mưu cho lãnh đạo Bộ. “Năm 2020, chúng ta sẽ tổng kết toàn bộ chiến lược XKLĐ và sửa đổi Luật đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, từ thực tiễn đó xem cái gì cần phải sửa đổi trong Luật.

Trước mắt cả 5 Chương trình phải triển khai đồng bộ và làm thật tốt công tác đào tạo, giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật cho người lao động. Công tác tuyển chọn ban đầu phải lưu ý, những địa bàn có nhiều lao động bỏ trốn dứt khoát không đưa đi nữa. Cần ưu tiên đến địa bàn Đông Nam Bộ, đồng bằng Sông Cửu Long, bởi đó là thị trường rất bền vững như Đồng Tháp chẳng hạn, không có một người nào bỏ trốn khi làm việc ở nước ngoài, không có ai nợ tiền, thậm chí tỉnh còn tạo điều kiện cho người lao động vay 200 triệu để đi lao động ở nước ngoài. Những địa bàn ấy chúng ta nên ưu tiên" - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung lưu ý.

Cũng theo Bộ trưởng, Trung tâm cần phối hợp chặt chẽ với Cục quản lý lao động ngoài nước cũng như tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý để có hình thức kết nối, quản lý lao động trước, trong và sau khi lao động từ nước ngoài về để giới thiệu cho các doanh nghiệp trong nước nhằm tận dụng nguồn nhân lực chất lượng cao sau khi về nước.

Vi Hải
Phiên bản di động