Cấp sổ tiết kiệm ảo và đường dây “du học sinh trá hình”
Để cho lao động xuất ngoại dưới mác “du học sinh”, các công ty môi giới có đủ các chiêu trò qua mặt Cục quản lý xuất nhập cảnh các nước như kết hợp với ngân hàng cấp hàng loạt sổ tiết kiệm ảo để chứng minh năng lực tài chính cho học viên thậm chí “chống trượt” chứng chỉ ngoại ngữ cho ứng viên không đủ trình độ. Với mơ ước trở thành một du học sinh Việt Nam học tập tại Nhật Bản, H.V (26 tuổi, Bắc Giang), được công ty môi giới du học hướng dẫn lập 3 cuốn sổ tiết kiệm ảo, có 1,6 tỉ đồng trong tài khoản hòng qua mặt Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản khi xét điều kiện lưu trú.
Từ chuyện những du học sinh “mất tích”
Ngày 10.12, truyền thông Hàn Quốc đưa tin, 164 sinh viên người Việt “mất tích” tại Đại học Incheon (cách thủ đô Seoul 60km) đã bỏ học, trốn ra ngoài đi làm. Cảnh sát Hàn Quốc cũng cho biết nhóm sinh viên “mất tích” trên đã xác định mục đích qua nước này với tư cách “du học sinh ngắn hạn” rồi trốn ra ngoài đi làm chỉ sau 3 - 4 tháng nhập học. Vụ việc thu hút sự chú ý của dư luận Hàn Quốc, tuy vậy đây không phải là lần đầu tiên xảy ra tình trạng du học sinh Việt Nam trốn ra ngoài làm chui.
Tình trạng du học sinh Việt làm thêm quá giờ hoặc bỏ trốn ra ngoài làm chui cũng diễn ra nhức nhối tại Nhật Bản. Theo đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, những năm gần đây, tình trạng thực tập sinh Việt Nam bỏ trốn và du học lao động bất hợp pháp tại Nhật có xu hướng gia tăng. Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã nhiều lần cảnh báo tình trạng này, thậm chí buộc ngừng cấp visa 6 tháng đối với những công ty môi giới du học có dấu hiệu lừa đảo, tư vấn sai sự thật dẫn đến tình trạng trên.
Theo tìm hiểu của phóng viên Lao Động, tình trạng “du học sinh trá hình” diễn ra phần lớn là do sự “biến hóa” một số thủ tục giấy của các công ty môi giới du học đối với những người có nhu cầu “du học trá hình”. Theo đó, mỗi trường hợp ứng viên đi trót lọt, các công ty môi giới du học đút túi khoảng 40 - 50 triệu đồng tiền phí dịch vụ và môi giới.
Cụ thể, để đẩy càng nhiều bạn trẻ xuất ngoại dưới mác “du học sinh”, các công ty môi giới có đủ các chiêu trò qua mặt Cục quản lý xuất nhập cảnh các nước như kết hợp với ngân hàng cấp hàng loạt sổ tiết kiệm ảo để chứng minh năng lực tài chính cho học viên thậm chí “chống trượt” chứng chỉ ngoại ngữ cho ứng viên không đủ trình độ.
Những cuốn sổ tiết kiệm ảo
Liên quan đến sự việc này, giữa tháng 11.2019, nhóm PV Lao Động nhận được đơn kêu cứu của T.H.V, 26 tuổi, trú tại Lục Nam, Bắc Giang. V. là người từng có ý định xuất khẩu theo con đường du học trá hình song bất thành. Theo đó, vào tháng 3.2018, H.V. đến công ty cổ phần phát triển giáo dục và thương mại Việt Nhật PTM địa chỉ 68 Lưu Hữu Phước, Nam Từ Liêm, Hà Nội (gọi tắt là Việt Nhật PTM) để được tư vấn về du học Nhật Bản.
Tại đây, H.V được nhân viên của công ty này giới thiệu rằng, du học sinh ở Nhật Bản có thể ra ngoài làm thêm kiếm được 40 - 50 triệu đồng/tháng, thoải mái trang trải sinh hoạt phí và vẫn có tiền gửi về nhà. Thấy mức thu nhập hấp dẫn, H.V đã đóng mức phí là 1.100 USD (khoảng 25 triệu đồng).
Theo hướng dẫn của công ty này, một bộ hồ sơ du học Nhật Bản nộp về Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản để xét tư cách lưu trú (gọi tắt là COE) ngoài các yêu cầu như bằng tốt nghiệp THPT, chứng chỉ tiếng Nhật (thấp nhất là N5)... thì bắt buộc phải có sổ tiết kiệm trên 500 triệu đồng để chứng minh năng lực tài chính.
“Em có nói với công ty là gia đình ở quê, không có số tiền tiết kiệm lớn như vậy. Sau đó, nhân viên của công ty nói thủ tục này bên công ty lo giúp, nhưng phải mất tiền”, H.V nhớ lại và cho biết, hầu như ai đăng ký đi diện du học đều làm sổ tiết kiệm theo cách như vậy.
Đầu tháng 12.2018, H.V và gia đình được công ty Việt Nhật PTM kết nối với ngân hàng TMCP phát triển TPHCM (HD Bank) chi nhánh thành phố Bắc Giang (772 Lê Lợi, phường Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang) cấp cho một sổ tiết kiệm ảo trị giá 550 triệu đồng với phí dịch vụ khoảng 5 triệu đồng. Tuy nhiên 3 tháng sau, H.V và gia đình nhận được thông báo của công ty Việt Nhật PTM rằng hồ sơ của em đã bị Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản đánh trượt COE do lỗi chứng minh tài chính.
Không dừng lại, công ty Việt Nhật PTM tiếp tục hướng dẫn gia đình thanh niên này làm một sổ tiết kiệm ảo khác cũng tại HD Bank chi nhánh thành phố Bắc Giang vào cuối tháng 3.2019 để gửi hồ sơ về Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản lần thứ 2. Lần này, số tiền tiết kiệm tăng lên thành 570 triệu đồng. Toàn bộ giấy tờ liên quan và sổ tiết kiệm gia đình H.V. đều không được nhìn thấy mà ngân hàng chuyển trực tiếp cho công ty.
Đến tháng 6.2019, H.V tiếp tục bị Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản đánh trượt COE lần thứ 2, cũng với lỗi chứng minh năng lực tài chính không đáng tin cậy. Sau 2 lần bị đánh trượt tư cách lưu trú với cùng 1 lỗi, H.V buồn bã và định dừng kế hoạch du học và rút hồ sơ về thì phía công ty Việt Nhật PTM cho biết đang hoàn thiện hồ sơ để của H.V để gửi đến Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản lần thứ 3.
“Lần này, công ty nói giới thiệu em sang bên ngân hàng TMCP đại chúng Việt Nam (PVcom bank) chi nhánh 73 Hoàng Văn Thái (Thanh Xuân, Hà Nội) làm sổ tiết kiệm để chứng minh tài chính khả năng đỗ tư cách lưu trú sẽ cao hơn, phí dịch vụ 3 triệu đồng tự chi trả. Tuy vậy, sau khi em làm theo hướng dẫn thì vẫn bị đánh trượt lần 3”, H.V buồn rầu cho biết sau lần trượt tư cách lưu trú này, bản thân đã vĩnh viễn mất đi cơ hội đến với xứ sở mặt trời mọc.
Đòi lại hồ sơ bất thành
Đầu tháng 12.2019, PV Báo Lao Động được chứng kiến quá trình H.V. đến công ty Việt Nhật PTM lấy lại hồ sơ. Tại đây, nhân viên công ty yêu cầu H.V phải thanh toán nốt 20 triệu đồng, trong đó có 10 triệu đồng phí dịch vụ làm chứng minh tài chính 2 lần tại HD Bank thì mới cho rút. Theo giải thích, số tiền đó công ty phải trả cho ngân hàng chứ cũng không phải công ty thu của học viên.
Dưới dây là cuộc đối đáp giữa hai bên:
- Tại sao, 2 lần đó, em bị đánh trượt COE đều do lỗi phần chứng minh tài chính mà công ty vẫn thu tiền dịch vụ 10 triệu của em?
- Cái chứng minh tài chính này, ngân hàng làm thì ngân hàng cũng phạm luật, phía Đại sứ quán cũng cấm tất cả các ngân hàng ở Việt Nam làm việc đó. Nên bây giờ ngân hàng lập sổ cho em như thế này thì phải thu tiền của em là đúng. Nhưng chẳng ngân hàng nào “chui đầu vào rọ” mà cấp hoá đơn đỏ thu tiền dịch vụ mấy triệu đó đâu, nên em hỏi hoá đơn thì không có đâu.
- Tại sao, ngay từ đầu, khi gửi hồ sơ của em gửi đi, công ty không hề cảnh báo rủi ro trượt COE do việc chứng minh năng lực tài chính bằng sổ tiết kiệm ảo như vậy?
- Nhiều bạn khác làm như em đều đi được trót lọt, trường hợp của em “đen” thì phải chịu thôi.
Nhân viên công ty Việt Nhật PTM giải thích cho H.V về dịch vụ cấp sổ tiết kiệm ảo. Ảnh: PV |
Để cho lao động xuất ngoại dưới mác “du học sinh”, các công ty môi giới có đủ các chiêu trò qua mặt Cục quản lý xuất nhập cảnh các nước như kết hợp với ngân hàng cấp hàng loạt sổ tiết kiệm ảo để chứng minh năng lực tài chính cho học viên thậm chí “chống trượt” chứng chỉ ngoại ngữ cho ứng viên không đủ trình độ. Với mơ ước trở thành một du học sinh Việt Nam học tập tại Nhật Bản, H.V (26 tuổi, Bắc Giang), được công ty môi giới du học hướng dẫn lập 3 cuốn sổ tiết kiệm ảo, có 1,6 tỉ đồng trong tài khoản hòng qua mặt Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản khi xét điều kiện lưu trú.
Từ chuyện những du học sinh “mất tích”
Ngày 10.12, truyền thông Hàn Quốc đưa tin, 164 sinh viên người Việt “mất tích” tại Đại học Incheon (cách thủ đô Seoul 60km) đã bỏ học, trốn ra ngoài đi làm. Cảnh sát Hàn Quốc cũng cho biết nhóm sinh viên “mất tích” trên đã xác định mục đích qua nước này với tư cách “du học sinh ngắn hạn” rồi trốn ra ngoài đi làm chỉ sau 3 - 4 tháng nhập học. Vụ việc thu hút sự chú ý của dư luận Hàn Quốc, tuy vậy đây không phải là lần đầu tiên xảy ra tình trạng du học sinh Việt Nam trốn ra ngoài làm chui.
Tình trạng du học sinh Việt làm thêm quá giờ hoặc bỏ trốn ra ngoài làm chui cũng diễn ra nhức nhối tại Nhật Bản. Theo đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, những năm gần đây, tình trạng thực tập sinh Việt Nam bỏ trốn và du học lao động bất hợp pháp tại Nhật có xu hướng gia tăng. Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã nhiều lần cảnh báo tình trạng này, thậm chí buộc ngừng cấp visa 6 tháng đối với những công ty môi giới du học có dấu hiệu lừa đảo, tư vấn sai sự thật dẫn đến tình trạng trên.
Theo tìm hiểu của phóng viên Lao Động, tình trạng “du học sinh trá hình” diễn ra phần lớn là do sự “biến hóa” một số thủ tục giấy của các công ty môi giới du học đối với những người có nhu cầu “du học trá hình”. Theo đó, mỗi trường hợp ứng viên đi trót lọt, các công ty môi giới du học đút túi khoảng 40 - 50 triệu đồng tiền phí dịch vụ và môi giới.
Cụ thể, để đẩy càng nhiều bạn trẻ xuất ngoại dưới mác “du học sinh”, các công ty môi giới có đủ các chiêu trò qua mặt Cục quản lý xuất nhập cảnh các nước như kết hợp với ngân hàng cấp hàng loạt sổ tiết kiệm ảo để chứng minh năng lực tài chính cho học viên thậm chí “chống trượt” chứng chỉ ngoại ngữ cho ứng viên không đủ trình độ.
Những cuốn sổ tiết kiệm ảo
Liên quan đến sự việc này, giữa tháng 11.2019, nhóm PV Lao Động nhận được đơn kêu cứu của T.H.V, 26 tuổi, trú tại Lục Nam, Bắc Giang. V. là người từng có ý định xuất khẩu theo con đường du học trá hình song bất thành. Theo đó, vào tháng 3.2018, H.V. đến công ty cổ phần phát triển giáo dục và thương mại Việt Nhật PTM địa chỉ 68 Lưu Hữu Phước, Nam Từ Liêm, Hà Nội (gọi tắt là Việt Nhật PTM) để được tư vấn về du học Nhật Bản.
Tại đây, H.V được nhân viên của công ty này giới thiệu rằng, du học sinh ở Nhật Bản có thể ra ngoài làm thêm kiếm được 40 - 50 triệu đồng/tháng, thoải mái trang trải sinh hoạt phí và vẫn có tiền gửi về nhà. Thấy mức thu nhập hấp dẫn, H.V đã đóng mức phí là 1.100 USD (khoảng 25 triệu đồng).
Theo hướng dẫn của công ty này, một bộ hồ sơ du học Nhật Bản nộp về Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản để xét tư cách lưu trú (gọi tắt là COE) ngoài các yêu cầu như bằng tốt nghiệp THPT, chứng chỉ tiếng Nhật (thấp nhất là N5)... thì bắt buộc phải có sổ tiết kiệm trên 500 triệu đồng để chứng minh năng lực tài chính.
“Em có nói với công ty là gia đình ở quê, không có số tiền tiết kiệm lớn như vậy. Sau đó, nhân viên của công ty nói thủ tục này bên công ty lo giúp, nhưng phải mất tiền”, H.V nhớ lại và cho biết, hầu như ai đăng ký đi diện du học đều làm sổ tiết kiệm theo cách như vậy.
Đầu tháng 12.2018, H.V và gia đình được công ty Việt Nhật PTM kết nối với ngân hàng TMCP phát triển TPHCM (HD Bank) chi nhánh thành phố Bắc Giang (772 Lê Lợi, phường Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang) cấp cho một sổ tiết kiệm ảo trị giá 550 triệu đồng với phí dịch vụ khoảng 5 triệu đồng. Tuy nhiên 3 tháng sau, H.V và gia đình nhận được thông báo của công ty Việt Nhật PTM rằng hồ sơ của em đã bị Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản đánh trượt COE do lỗi chứng minh tài chính.
Không dừng lại, công ty Việt Nhật PTM tiếp tục hướng dẫn gia đình thanh niên này làm một sổ tiết kiệm ảo khác cũng tại HD Bank chi nhánh thành phố Bắc Giang vào cuối tháng 3.2019 để gửi hồ sơ về Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản lần thứ 2. Lần này, số tiền tiết kiệm tăng lên thành 570 triệu đồng. Toàn bộ giấy tờ liên quan và sổ tiết kiệm gia đình H.V. đều không được nhìn thấy mà ngân hàng chuyển trực tiếp cho công ty.
Đến tháng 6.2019, H.V tiếp tục bị Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản đánh trượt COE lần thứ 2, cũng với lỗi chứng minh năng lực tài chính không đáng tin cậy. Sau 2 lần bị đánh trượt tư cách lưu trú với cùng 1 lỗi, H.V buồn bã và định dừng kế hoạch du học và rút hồ sơ về thì phía công ty Việt Nhật PTM cho biết đang hoàn thiện hồ sơ để của H.V để gửi đến Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản lần thứ 3.
“Lần này, công ty nói giới thiệu em sang bên ngân hàng TMCP đại chúng Việt Nam (PVcom bank) chi nhánh 73 Hoàng Văn Thái (Thanh Xuân, Hà Nội) làm sổ tiết kiệm để chứng minh tài chính khả năng đỗ tư cách lưu trú sẽ cao hơn, phí dịch vụ 3 triệu đồng tự chi trả. Tuy vậy, sau khi em làm theo hướng dẫn thì vẫn bị đánh trượt lần 3”, H.V buồn rầu cho biết sau lần trượt tư cách lưu trú này, bản thân đã vĩnh viễn mất đi cơ hội đến với xứ sở mặt trời mọc.
Đòi lại hồ sơ bất thành
Đầu tháng 12.2019, PV Báo Lao Động được chứng kiến quá trình H.V. đến công ty Việt Nhật PTM lấy lại hồ sơ. Tại đây, nhân viên công ty yêu cầu H.V phải thanh toán nốt 20 triệu đồng, trong đó có 10 triệu đồng phí dịch vụ làm chứng minh tài chính 2 lần tại HD Bank thì mới cho rút. Theo giải thích, số tiền đó công ty phải trả cho ngân hàng chứ cũng không phải công ty thu của học viên.
Dưới dây là cuộc đối đáp giữa hai bên:
- Tại sao, 2 lần đó, em bị đánh trượt COE đều do lỗi phần chứng minh tài chính mà công ty vẫn thu tiền dịch vụ 10 triệu của em?
- Cái chứng minh tài chính này, ngân hàng làm thì ngân hàng cũng phạm luật, phía Đại sứ quán cũng cấm tất cả các ngân hàng ở Việt Nam làm việc đó. Nên bây giờ ngân hàng lập sổ cho em như thế này thì phải thu tiền của em là đúng. Nhưng chẳng ngân hàng nào “chui đầu vào rọ” mà cấp hoá đơn đỏ thu tiền dịch vụ mấy triệu đó đâu, nên em hỏi hoá đơn thì không có đâu.
- Tại sao, ngay từ đầu, khi gửi hồ sơ của em gửi đi, công ty không hề cảnh báo rủi ro trượt COE do việc chứng minh năng lực tài chính bằng sổ tiết kiệm ảo như vậy?
- Nhiều bạn khác làm như em đều đi được trót lọt, trường hợp của em “đen” thì phải chịu thôi.