Thừa Thiên Huế: Dân “khóc ròng” vì hàng nghìn hecta sắn nhiễm bệnh khảm lá

Tình hình bệnh khảm lá sắn đang diễn ra trên diện rộng và ngày càng nghiêm trọng tại Thừa Thiên Huế, người dân “đứng ngồi không yên” khi phải tiêu hủy sắn, năng suất giảm sút, kinh tế thiệt hại...    
Thừa Thiên Huế: Đang làm rõ cái chết bất thường của một Phó Trưởng Công an huyện Thừa Thiên Huế: Theo dõi sức khỏe tại nhà 3 người trở về từ tỉnh Vĩnh Phúc Thừa Thiên Huế cách ly 5 người trở về từ tỉnh Vĩnh Phúc Hỗ trợ 12 triệu đồng cho mỗi nạn nhân trong vụ lật thuyền ở Thừa Thiên Huế
thua thien hue dan khoc rong vi hang nghin hecta san nhiem benh kham la

Lãnh đạo Thừa Thiên Huế kiểm tra tình hình dịch bệnh và tìm cách phòng chống

Bệnh khảm lá sắn hoành hành

Khoảng một tháng qua, bệnh khảm lá sắn xuất hiện nhiều ở các huyện Phong Điền và thị xã Hương Trà của Thừa Thiên Huế, một tuần nay đã xuất hiện thêm ở huyện Phong Điền.

Hiện trên địa bàn Thừa Thiên Huế đang trồng 4.000 hecta sắn, nhưng đã có 1.236 hecta nhiễm bệnh khảm lá, trong đó 457 hecta nhiễm mức độ trung bình và 743,5 hecta mất trắng.

Bệnh khảm lá sắn lan truyền qua môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng (Bemisia tabaci) và qua hom giống nên khả năng lây lan rất nhanh. Khi cây sắn còn non bị nhiễm virus sẽ không cho củ; cây sắn đã lớn mới nhiễm virus vẫn có biểu hiện bệnh nhưng thiệt hại nhẹ hơn làm năng suất, chất lượng giảm. Triệu chứng bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây sắn từ khi cây sắn còn non đến 2 tháng tuổi.

Ông Nguyễn Văn Bình - Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền cho biết, đến thời điểm này, cây sắn bị bệnh khảm lá sắn tiếp tục gây hại gia tăng cả về diện tích lẫn tỷ lệ nhiễm trên địa bàn. Sắn mới trồng xuất hiện các khảm vàng loang lổ trên lá. Một số khu vực nặng khiến lá sắn xoăn, cong queo, nhăn nhúm, sinh trưởng kém. Trong đó, 950/1.144 hecta sắn đã trồng ở huyện thì tỷ lệ bệnh gây hại trên 70% gần 500 hecta; hiện có 50 hecta diện tích cây sắn bị bệnh khảm lá đã tiêu hủy.

“Mấy năm trồng sắn không thấy dịch bệnh, bây chừ sao sắn hư hết, không lớn nổi. Nhà tôi thiệt hại gần cả 2 hecta, mong cơ quan chức năng tìm cách nào với...”, một người dân ở xã Phong Hiền (huyện Phong Điền) chia sẻ.

Tại thị xã Hương Trà, hiện có 323/560 hecta bị nhiễm bệnh. Đặc biệt, một số diện tiện tích sắn trên địa bàn đã xuất hiện bọ phấn trắng, dẫn đến tình trạng bệnh khảm lá sắn có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng.

thua thien hue dan khoc rong vi hang nghin hecta san nhiem benh kham la

Cây sắn đang mắc bệnh khảm lá

Tiêu hủy sắn, cấp bách phòng chống bệnh

Sở NN&PTNT đã có công văn yêu cầu các địa phương có diện tích nhiễm bệnh khảm lá sắn cần khẩn trương chỉ đạo nông dân nhổ bỏ cây bị nhiễm bệnh để tiêu hủy. Theo đó, các ruộng sắn tỷ lệ bệnh dưới 70% tiến hành nhổ cây bị bệnh, thu gom và đốt. Nếu tỷ lệ bệnh trên 70% thì nhổ toàn bộ ruộng, thu gom và đốt. Đối với diện tích trồng sắn xen lạc sau khi nhổ bỏ tiêu hủy cây sắn nhiễm bệnh, tiến hành chăm sóc, tùy điều kiện thực tế và độ ẩm đất có thể trồng dặm bằng các giống sạch bệnh rõ nguồn gốc.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Hương - Phó Chủ tịch UBND thị xã Hương Trà, để phòng ngừa bệnh khảm lá sắn, thời gian quan, lãnh đạo địa phương đã vận động người dân nhổ bỏ các cây sắn đã nhiễm bệnh, nhằm hạn chế lây lan. Đồng thời tiến hành trồng thử nghiệm cây đậu tương để thay thế cây sắn, đảm bảo sinh kế cho nông dân...

Ông Nguyễn Văn Bình cho rằng, theo tính toán, chi phí trung bình bỏ ra cho 1 hecta sắn khoảng 6 triệu đồng nên trong thời gian này việc tuyên truyền vận động người dân xử lý bệnh bằng biện pháp nhổ bỏ cây sắn bị bệnh đang còn hạn chế.

“Huyện sẽ tiếp tục họp dân để tuyên truyền đến tận người dân về tác hại của bệnh khảm lá sắn; cây bị bệnh sẽ không cho thu hoạch và tuyên truyền vận động người dân tổ chức tiêu hủy cây bị bệnh. Ngoài việc tiêu hủy sẽ kết hợp với kế hoạch thực hiện ngày Chủ nhật xanh để huy động thêm lực lượng xử lý tiêu hủy có hiệu quả”, ông Bình cho hay.

Các địa phương đều cho rằng giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng được xem là khả thi nhất trong tình hình hiện nay. Về lâu dài, cần có phương án nghiên cứu ra các giống sắn kháng/chống chịu với virus khảm lá sắn mới có thể đối phó với loại bệnh này. Vì thế rất cần sự vào cuộc của ngành nông nghiệp, nhà khoa học nhằm đẩy lùi bệnh.

Theo đó, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có quyết định giao Sở NN&PTNT, UBND các huyện, thị xã Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà có trách nhiệm chỉ đạo các địa phương có dịch bệnh khảm lá sắn và các địa phương trong vùng có nguy cơ dịch bệnh khảm lá sắn phát sinh gây hại thi hành nghiêm Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, áp dụng các biện pháp phòng trừ.

Song song đó, UBND tỉnh yêu cầu các huyện, thị xã Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà thành lập Ban/Tổ chỉ đạo, kiểm tra giám sát việc phòng trừ bệnh khảm lá sắn tại các địa phương có trồng sắn. Chủ động bố trí ngân sách địa phương hỗ trợ công tác phòng trừ; báo cáo kết quả chỉ đạo phòng trừ về Sở NN&PTNT (qua Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

thua thien hue dan khoc rong vi hang nghin hecta san nhiem benh kham la

Người dân tiêu hủy cây sắn bị bệnh

Trước diễn biến của bệnh khảm lá sắn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêu hủy sắn nhiễm bệnh, khuyến cáo bà con nông dân tập trung cao cho công tác phòng trừ. Ưu tiên điều tra, dự báo phát sinh của bệnh và sự xuất hiện của loài môi giới truyền bệnh - bọ phấn trắng. Tiến hành khoanh vùng phun thuốc xử lý theo hướng dẫn. Tiêu hủy tàn dư của cây bệnh, vệ sinh đồng ruộng để tránh sự lây lan.

“Để hạn chế sự bùng phát của bệnh, khâu kiểm soát giống đảm bảo sạch bệnh trước khi đưa ra sản xuất cũng vô cùng quan trọng. Vì vậy, các địa phương phải thực hiện nghiêm khâu kiểm soát giống cũng như khuyến cáo người dân tuyệt đối không được sử dụng các cây đã nhiễm bệnh để làm giống, gieo trồng. Bên cạnh đó, việc sản xuất, nhân giống khi đưa ra sản xuất cũng phải lấy mẫu để sàng lọc kỹ vì có thể giống đã ủ mầm bệnh khảm lá nhưng chưa biểu hiện ra bên ngoài. Các địa phương tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn về bệnh khảm lá và tác hại của bệnh, hướng dẫn nông dân nhận dạng triệu chứng bệnh hại trên đồng ruộng, chủ động nhổ bỏ tiêu hủy các cây có triệu chứng khảm vàng loang lổ trên lá, lá sắn xoăn, cong queo, nhăn nhúm, nhằm hạn chế lây lan”, ông Phương nhấn mạnh.

N.Dương - Tùng Anh
Phiên bản di động