Ấn tượng chương trình nghệ thuật “Vĩnh Phúc - Quê hương tôi”

Chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề “Vĩnh Phúc - Quê hương tôi” đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người xem với những tiếc mục được dàn dựng công phu, hoành tráng, mang đậm bản sắc truyền thống.

Vĩnh Phúc có quyền Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Vĩnh Phúc: Gần 1.000 nghệ sĩ tham dự Liên hoan Ca, múa, nhạc toàn quốc đợt 1 Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững

Nằm trong khuôn khổ Liên hoan Ca, múa, nhạc toàn quốc đợt 1, năm 2024 do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du Lịch (VH-TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức, Chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề “Vĩnh Phúc - Quê hương tôi” đã để lại ấn tượng cho người xem.

Chương trình gồm 12 tiết mục kết hợp đan xen tinh tế giữa các thể loại ca, múa, nhạc được khai thác trên các chất liệu âm nhạc dân gian, thính phòng, đương đại và nhạc nhẹ, kết hợp hình ảnh, lời bình, ánh sáng kỹ thuật hiện đại.

undefined
Phần thi múa để lại nhiều ấn tượng cho khán giả với màn biểu diễn khó được các nghệ sĩ thể hiện thuần thục

Chương trình được chia thành 2 phần, gồm “Về miền đất Phật” và “Bức tranh quê”.

Chương trình góp phần giới thiệu, quảng bá nét đẹp văn hóa, tiềm năng du lịch Vĩnh Phúc đến với bạn bè trong nước và quốc tế; để tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ hướng về cội nguồn dân tộc, trân trọng, yêu quý những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, quê hương, qua đó tích cực tham gia bảo tồn, phát huy, quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại và tương lai.

undefined
Một cảnh diễn của tiết mục trống quân xuống phố

Phần 1 với tựa đề “Về miền đất Phật” là sự mời gọi du khách trong và ngoài nước hãy đến Vĩnh Phúc, đến gần hơn với Phật và được trở về với Mẫu. Mở đầu là màn hát múa nhạc “Tây Thiên vạn lộ” với nội dung khái quát về Thiền viện Tây Thiên, một trong những nơi phát tích của Phật giáo, nơi mọi con đường đều hướng về Tây Thiên, nơi ánh sáng, trí tuệ lan tỏa, một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn của Vĩnh Phúc.

Tiếp theo là mạch nguồn sáng tạo trải dài theo không gian văn hóa mang đậm bản sắc Vĩnh Phúc, là sự sáng tạo kết hợp giữa âm nhạc truyền thống và hiện đại, sự giao thoa, tiếp biến, phát triển từ chiếc trống đất cổ, từ những di sản như: Tháp Bình Sơn uy nghiêm, trầm mặc; quần thể Khu Di tích danh thắng Tây Thiên và Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Bình Sơn đã được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt.

undefined
Tiết mục biểu diễn đàn tranh

Phần 2 với tựa đề “Bức tranh quê”, khán giả được cùng đắm mình với đất trời và lòng người Vĩnh Phúc - một miền đất cổ đầy những trầm tích và huyền thoại thông qua mạch nguồn âm nhạc truyền thống; như: Hát Chèo, hát Xẩm, hát Văn, Trống quân, Soong cô...

Kết thúc chương trình là màn hát múa “Hướng tới tương lai”, là khát vọng của người dân Vĩnh Phúc được cống hiến xây dựng quê hương.

Bên cạnh đó còn là ý thức, trách nhiệm trong việc tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc; tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ ngày nay biết hướng về cội nguồn dân tộc; biết trân trọng, yêu quý những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc quê hương, để từ đó nâng cao việc bảo tồn, quảng bá và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống trong cuộc sống đương đại và tương lai.

Lê Sơn
Phiên bản di động