Thủ tướng chỉ đạo họp khẩn sửa thông tư gây khó cho bất động sản

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì họp ngay với Ngân hàng Nhà nước và các bộ, cơ quan liên quan để nghiên cứu sửa đổi Thông tư 06 về cho vay tín dụng.
Thủ tướng tiếp tục ra chỉ đạo gỡ khó cho bất động sản Chủ động làm việc với doanh nghiệp để gỡ khó bất động sản Quốc hội sẽ giám sát tối cao 12 địa phương về bất động sản, nhà ở xã hội

Ngày 16/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công văn hỏa tốc số 746/TTg-KTTH về việc các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp.

Công văn nêu, qua phản ánh của các chủ thể chịu tác động và các cơ quan báo chí, các chuyên gia; để tiếp tục thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì họp ngay với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, lãnh đạo Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ để nghe báo cáo và nghiên cứu chỉ đạo về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 06/2023/TT-NHNN ngày 28/6/2023 và những điểm bất hợp lý của Thông tư số 03/2023/TT-NHNN ngày 17/4/2023.

"Với tinh thần cầu thị, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, người dân, bảo đảm chính sách khi ban hành phải đúng, trúng, không cản trở sự phát triển và phù hợp, kịp thời xử lý vướng mắc", Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ quan điểm.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu báo cáo kết quả cuộc họp tới Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/8/2023.

Cuối tháng 6/2023, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 06/TT-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/9/2023.

Thông tư 06/TT-NHNN được ban hành với mục đích kiểm soát rủi ro hệ thống của ngành ngân hàng, điều chỉnh một số hoạt động cho vay liên quan đến ngành bất động sản.

Thủ tướng chỉ đạo họp khẩn sửa thông tư gây khó cho bất động sản
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng một số quy định không hợp lý, ví như việc góp vốn bằng cách mua cổ phần hoặc rót vào những dự án chưa đủ điều kiện pháp lý là nhu cầu vốn khó kiểm soát mục đích sử dụng vốn, không có cơ sở để đánh giá thường xuyên tình hình tài chính, hoạt động, khả năng trả nợ của bên nhận vốn góp.

Mặt khác, đối với doanh nghiệp bất động sản quy định dự án phải đủ điều kiện đưa vào kinh doanh mới được vay vốn là một thách thức đối với các doanh nghiệp phát triển bất động sản khi quy trình pháp lý còn nhiều nút thắt.

Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect cho rằng, Thông tư 06/TT-NHNN đã tồn tại một số nghịch lý.

Cụ thể, hiện tại quy định dự án đủ điều kiện mở bán mới được vay vốn, trong khi doanh nghiệp cần thi công hoàn thiện cơ sở hạ tầng trước, đủ điều kiện cơ sở hạ tầng mới được mở bán.

Đồng thời, khi dự án đủ điều kiện mở bán và đã phát triển hoàn thiện cơ sở hạ tầng thì nguồn vốn vay tín dụng không còn quá thiết yếu đối với doanh nghiệp phát triển bất động sản nữa vì doanh nghiệp đã có thể mở bán và huy động từ người mua nhà.

Ngoài việc siết lại hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản với các chính sách pháp lý đất đai, cơ quan quản lý còn siết khâu vay vốn ngân hàng, dẫn đến việc các doanh nghiệp trong ngành bất động sản vốn đã khó khăn lại càng thêm khó trong thời gian tới.

Vì vậy, Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect cho rằng, mặc dù lãi suất đang trên đà giảm, nhưng việc Thông tư 06/TT-NHNN được ban hành sẽ dẫn đến siết khả năng tiếp cận vốn tín dụng đối với các doanh nghiệp bất động sản và làm lu mờ đi tác động của việc hạ lãi suất cho vay đối với các nhà phát triển bất động sản.

Trước đó, sau khi Thông tư 06/TT-NHNN được ban hành, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) cũng đã có văn bản Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước góp ý về văn bản trên.

Theo đó, HoREA cho rằng, Thông tư 06/TT-NHNN quy định tổ chức tín dụng không được cho vay để thanh toán tiền góp vốn thực hiện dự án đầu tư không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật tại thời điểm tổ chức tín dụng quyết định cho vay.

Trong đó, quy định “dự án đầu tư không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh” chưa đồng bộ, thống nhất với Điều 55 và khoản 1 Điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản 2014: Diều kiện củabất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh.

Vì vậy, quy định nói trên đã hạn chế vay tín dụng đối với các dự án bất động sản, nhà ở thương mại, khu đô thị ngay tại thời điểm mà chủ đầu tư có nhu cầu bổ sung vốn tín dụng cao nhất để triển khai thực hiện xây dựng các công trình của dự án.

Lãnh đạo HoREA cho biết, ở thời điểm này, chủ đầu tư đã bỏ ra một khoản tiền rất lớn để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và dự án đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp phép xây dựng.

Chủ đầu tư có nhu cầu vay vốn tín dụng (bổ sung) để đầu tư xây dựng các công trình của dự án và dự án đã có đủ pháp lý thuộc giai đoạn thực hiện dự án, nhưng chưa đủ điều kiện đưa vào kinh doanh nên chưa được phép huy động vốn của khách hàng theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản 2014.

Mặt khác, nếu dự án đã đủ điều kiện đưa vào kinh doanh thì chủ đầu tư sẽ không đi vay tín dụng ngân hàng với lãi suất cao; chủ đầu tư được phép mua bán, thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai, được huy động vốn từ khách hàng.

Hậu Lộc
Phiên bản di động