Thủ khoa “kép” chia sẻ kinh nghiệm giúp 2K4 vượt vũ môn ngoạn mục

Từng lo lắng, hồi hộp trước kỳ thi nhưng nhờ việc biết cách lấy lại tinh thần, bình tĩnh, tự tin làm bài thi nhiều bạn trẻ đã trở thành thủ khoa của các trường đại học. Trước giờ G của kỳ thi tốt nghiệp THPT, các thủ khoa “kép” (thủ đầu vào và đầu ra) của thành phố Hà Nội chia sẻ bí quyết làm bài thi đạt điểm cao.
Nữ thủ khoa khối C toàn quốc chia sẻ kinh nghiệm thi “Mẹ sẽ không còn bị ai chê cười nữa đâu, vì con đã là thủ khoa rồi” Lời khuyên sĩ tử trước giờ G của các thủ khoa

Chia nhỏ vấn đề

Năm 18 tuổi, giống như các bạn trẻ khác, Nguyễn Thị Thanh Nhàn, thủ khoa “kép” trường Đại học Mở Hà Nội phải xác định con đường của tương lai. Cô gái trẻ tự nhận thấy bản thân thích giao tiếp và sử dụng tiếng Anh, không phù hợp với công việc gò bó hay ngồi bàn làm việc trong khoảng thời gian dài. Vì vậy, ngành Du lịch phù hợp với mọi tiêu chí Nhàn đã đề ra. Hơn nữa, anh trai của một người bạn là cựu sinh viên khoa Du lịch đã truyền cảm hứng và tạo động lực để Nhàn quyết tâm theo học ngành này.

Tuy nhiên, cũng như những bạn trẻ khác, để bước chân vào cổng trường đại học với chuyên ngành yêu thích Nhàn phải trải qua kỳ thi tốt nghiệp THPT. Cô gái trẻ cho biết: “Thời điểm trước khi thi, mình cũng giống các bạn, lo lắng, hồi hộp, thậm chí là sợ hãi. Mình sợ không làm được bài, sợ điểm kém, sợ thi đúng vào phần chưa biết làm, sợ quên bài, sợ bài khó, thậm chí sợ các bạn học lực như mình đều làm tốt và một mình làm kém…. Muôn vàn nỗi sợ. Bản thân mình cũng biết đó là một bước ngoặt lớn, gia đình và bản thân đổ nhiều công sức nên càng không muốn làm ai thất vọng”.

Thủ khoa “kép” chia sẻ kinh nghiệm giúp 2K4 vượt vũ môn ngoạn mục
Thủ khoa "kép" Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Tuy nhiên, Nhàn nhanh chóng nhận ra, nếu cứ sợ hãi sẽ càng mất cơ hội vượt qua kỳ thi tốt nhất. Vì thế, trong giai đoạn nước rút, cô gái trẻ cố gắng ổn định về mặt sức khoẻ tinh thần và thể chất. Theo Nhàn, đây là điều này quan trọng nhất bởi sức khoẻ kém và thiếu minh mẫn dẫn đến việc đầu óc làm việc chập chạm, không thể nhớ ra cách làm bài, đọc bài và không hiểu,..

Bên cạnh đó, Nhàn cũng ăn uống đủ chất nhưng thanh đạm. Đồ quá nhiều dầu mỡ không tốt cho tinh thần và não bộ.

“Trước các kỳ thi mình thường nhờ mẹ làm một số món yêu thích như nộm, canh chua... đều rất nhẹ nhàng, đủ vitamin và ít dầu mỡ. Mình thư giãn trước kỳ thi bằng cách cố gắng không làm bài nữa, cũng không nghĩ tới những nỗi lo. Thay vào đó, mình trò chuyện cùng các anh chị đã đi làm rồi hay với gia đình, nghe nhạc, thể dục nhẹ nhàng”, Nhàn nói.

Nhàn cho biết thêm, khi vào phòng thi, hãy thật tập trung, làm những phần dễ trước, đọc thật kỹ câu hỏi. Đây là những phần ăn điểm. Nếu tập trung làm câu khó và bỏ qua câu dễ, thực sự sẽ phí, vì khó hay dễ, điểm vẫn là điểm. Thủ khoa “kép” lưu ý những bước các thí sinh cần làm: “Bình tĩnh - Đọc kỹ đề bài - Bẻ nhỏ một vấn đề lớn, thành những vấn đề nhỏ hơn, quen thuộc hơn, rồi áp dụng kiến thức mình đã học vào”.

Đừng tạo áp lực quá lớn

Giống như Thanh Nhàn, Thủ khoa “kép” Lê Thị Nguyệt của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội từng gặp không ít áp lực trước kỳ thi tốt nghiệp THPT. Những năm học cấp 3, Nguyệt theo học chuyên Văn tại trường THPT chuyên Hà Tĩnh. Vì thế, cô gái trẻ phải đối diện với nhiều áp lực.

Thủ khoa Lê Thị Nguyệt
Thủ khoa Lê Thị Nguyệt

“Trước kỳ thi một tuần mình bị áp lực đến mức còn không ngủ được và dành rất nhiều thời gian cho việc học. Tuy nhiên, điều này không tốt vì ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân. Tùy từng thể trạng từng người các bạn nên cân bằng thời gian giữa việc ôn tập lại kiến thức và nghỉ ngơi”, Nguyệt bày tỏ.

Năm Nguyệt thi tốt nghiệp THPT cũng là năm đầu tiên áp dụng hình thức thi trắc nghiệm. Điều này cũng khiến cô gái trẻ rất lo lắng bởi hình thức thi này không chỉ đòi hỏi sự tìm tòi chuyên sâu mà thí sinh còn phải có kiến thức rộng, chắc chắn để làm tốt những câu liên hệ và nâng caocó kiến thức rộng và chắc chắn. Vì vậy, Nguyệt học theo phương pháp sơ đồ cây, lo gic chúng lại với nhau theo tiến trình lịch sử.

Gần ngày thi, Nguyệt phân khúc các môn để ôn tập lại kiến thức. Với các môn xã hội, bạn có thể gặp trường hợp phân vân giữa 2 đáp án khi làm bài trắc nghiệm. Khi đó, chúng ta cần hệ thống các vấn đề, sự kiện theo tiến trình thời gian; móc nối các sự kiện với nhau để khi có sự phân vân có thể dễ dàng đặt nó trong tổng thể để tìm ra đáp án đúng nhất.

Theo Nguyệt, kỳ thi tốt nghiệp THPT rất quan trọng, ảnh hưởng đến tương lại của mỗi người. Tuy nhiên gia đình cũng như bản thân các thí sinh không nên tạo áp lực quá lớn. Trước ngày ngày thi các bạn nên ôn tập lại nhưng nhẹ nhàng, thả lỏng cơ thể để có thể đủ sức khỏe, tinh thần làm bài tốt nhất.

Bản thân Nguyệt đã áp dụng những điều này và số điểm 3 môn: Văn, Sử, Địa là 28,5 và trở thành thủ khoa đầu vào của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Không những vậy, nhờ biết cách cân bằng giữa học tập, nghiên cứu khoa học và tham gia hoạt động xã hội năm 2021 Nguyệt là một trong những Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Nữ thủ khoa khối C toàn quốc chia sẻ kinh nghiệm thi Nữ thủ khoa khối C toàn quốc chia sẻ kinh nghiệm thi
“Mẹ sẽ không còn bị ai chê cười nữa đâu, vì con đã là thủ khoa rồi” “Mẹ sẽ không còn bị ai chê cười nữa đâu, vì con đã là thủ khoa rồi”
Lời khuyên sĩ tử trước giờ G của các thủ khoa Lời khuyên sĩ tử trước giờ G của các thủ khoa
Nguyễn Dũng
Phiên bản di động