Thay đổi để thích ứng trong mùa dịch, bài học kinh doanh từ Viettel

Theo đuổi mục tiêu Tiên phong kiến tạo số từ cuối 2018 nên Viettel đã có sự chuẩn bị từ sớm giúp Tập đoàn này thích ứng nhanh với tình hình dịch bệnh Covid-19. Ngoài việc đảm bảo năng suất lao động, Viettel còn dốc toàn lực về nhân sự, công nghệ để đóng góp vào công cuộc phòng chống dịch của đất nước.
Cựu sinh viên ĐH Nội vụ được chú ý sau clip "chị tổng đài Viettel" Chống dịch Covid-19: Viettel hỗ trợ giải pháp công nghệ cho 11 quốc gia Viettel nộp ngân sách gần 10.000 tỷ đồng bất chấp khó khăn vì dịch Covid-19

Trước ảnh hưởng của Covid -19, Viettel đã nhanh chóng triển khai phương thức bán hàng, chăm sóc khách hàng, và các hoạt động trong SXKD trên nền tảng số nhằm đảm bảo giữ vững mục tiêu năm 2020.

thay doi de thich ung trong mua dich bai hoc kinh doanh tu viettel
Viettel đã có nhiều thay đổi trong phương thức kinh để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh và an toàn cho cán bộ công nhân viên

Theo đó, Viettel tập trung vào nhóm các mục tiêu gia tăng trải nghiệm khách hàng thông qua các kênh tương tác số, đưa hệ thống trợ lý ảo Callbot và Chatbot vào các hoạt động bán hàng, chăm sóc khách hàng. Hiện nay, Viettel đã chuyển dịch 97% lưu lượng, 89% người dùng từ kênh hỗ trợ truyền thống sang các kênh do trợ lý ảo thực hiện.

Bên cạnh đó, Viettel đã phát triển các dịch vụ mới trên nền tảng số, tạo nguồn tăng trưởng doanh thu mới như dịch vụ Multisim (cho phép 1 sim sử dụng được trên nhiều thiết bị), IoT (công nghệ kết nối vạn vật), giải đấu eSport (thể thao trực tuyến), mở rộng hệ sinh thái thanh toán điện tử Viettel pay với 15 ngành, lĩnh vực thiết yếu của cuộc sống như thanh toán tiền điện, nước, viễn thông, học trực tuyến,...

thay doi de thich ung trong mua dich bai hoc kinh doanh tu viettel
Cửa hàng Viettel hậu giãn cách xã hội

Tại các thị trường nước ngoài, Viettel cũng thúc đẩy các nền tảng siêu ứng dụng (super app), tạo ra lượng khách hàng mới cho nhiều thị trường như Lào, Campuchia, Myanmar…

Viettel cũng tích cực ảo hóa 80% hạ tầng CNTT; Tối ưu, nâng cao chất lượng dịch vụ tốt hơn 2019. Theo số liệu của VNNIC, Viettel là nhà mạng có chất lượng di động 4G tốt nhất Việt Nam.

Thiếu tướng Lê Đăng Dũng - Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn đưa ra quan điểm: “Viettel đã đặt mục tiêu “Tiên phong Kiến tạo xã hội số” từ cuối năm 2018, nên chúng tôi đã có sự chuẩn bị từ sớm. Đến thời điểm này, do sự thay đổi chung của xã hội chúng tôi đã ngay lập tức triển khai đồng hộ các hệ thống để giúp năng suất lao động của người Viettel được đảm bảo mà vẫn an toàn. Đến thời điểm này, Viettel đã dốc toàn lực về nhân sự, công nghệ để đóng góp vào công cuộc phòng chống dịch”.

Hiện tại, Viettel đang đảm nhận vai trò tiên phong đưa ra các giải pháp công nghệ để hỗ trợ Ban Chỉ đạo quốc gia điều hành tốt nhất. Bên cạnh đó, Viettel cũng phối hợp cùng Bộ y tế, Bộ TT&TT, Bộ Giáo dục- đào tạo để thực hiện các giải pháp vừa cấp bách, vừa lâu dài đảm bảo dân sinh như triển khai các nền tảng cung cấp thông tin đến người dân về dịch bệnh; các giải pháp họp trực tuyến; giáo dục từ xa; mở rộng băng thông và giảm hoặc miễn cước phí viễn thông hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, doanh thu viễn thông ước tính 3 tháng đầu năm 2020 đạt 98,1 nghìn tỷ đồng, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên xu hướng chung các dịch vụ đều giảm. Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 và yêu cầu giãn cách xã hội ở nhiều quốc gia, lĩnh vực viễn thông truyền thống của Viettel bị ảnh hưởng. Trong tháng 3, lưu lượng thoại giảm 9,4% so với cùng kỳ, lưu lượng data giảm so với tháng 1 và tháng 2/2020.

PV
Phiên bản di động