Tái hiện một thời hoa lửa tại không gian phố bích họa Phùng Hưng
Cấm đường trên phố Phùng Hưng trong 3 ngày để phục vụ hoạt động văn hóa Phố đèn lồng lung linh ảo diệu hot nhất Hà Nội mùa Trung thu Bừng sáng trên những con đường Thủ đô |
Khu phố cổ Hà Nội với những dấu ấn đậm nét lịch sử từ thời kỳ Toàn quốc kháng chiến của quân và dân Hà Nội đã được tái hiện một cách sinh động tại không gian bích họa Phùng Hưng.
Từ ngày 4/10 đến ngày 13/10, các hoạt động trưng bày và triển lãm diễn ra tại đây đưa công chúng trở về với Hà Nội xưa, qua những mô hình trang trí không gian phố cổ, cổng chào, cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu, và cả những thước phim tư liệu quý giá.
Nhiều bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử của Thủ đô được trưng bày |
Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu chụp hình lưu niệm tại sự kiện |
Sự kiện này góp phần giới thiệu đến người dân và du khách những giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc, qua đó khơi gợi lòng tự hào về truyền thống yêu nước và tinh thần xây dựng Thủ đô trong từng trái tim người dân Hà Nội.
Các du khách nước ngoài tò mò nghe câu chuyện về những phố Hàng và những đặc trưng văn hóa Hà Nội tại sự kiện |
Thăng Long - Hà Nội đã trải qua những biến cố lịch sử quan trọng kể từ khi Vua Lý Thái Tổ ban “Chiếu dời đô” vào năm 1010.
Trong dòng chảy lịch sử ấy, ngày 10/10/1954 trở thành một cột mốc huy hoàng, đánh dấu thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mở ra một giai đoạn mới đầy tự do và phát triển của Thủ đô.
Áo dài đỏ là lựa chọn ưu tiên của các chị em phụ nữ khi đến tham dự sự kiện |
Chương trình "Ký ức Hà Nội - 70 năm" không chỉ tái hiện lại bức tranh Hà Nội từ năm 1947 đến 1954 mà còn nhằm lan tỏa thông điệp về tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là sự góp sức của quân và dân Hà Nội trong cuộc trường kỳ kháng chiến.
Những giá trị lịch sử này được truyền tải qua các không gian trưng bày tái hiện lại không khí Hà Nội cổ kính với những công trình kiến trúc đặc trưng, lễ hội và các hoạt động đời sống văn hóa của người Hà Nội xưa.
Triển lãm ảnh thu hút nhiều bạn trẻ tham gia trải nghiệm |
Trong khuôn khổ chương trình, triển lãm ảnh tư liệu với chủ đề “Quận Hoàn Kiếm - Những hình ảnh lịch sử” đã trở thành điểm nhấn thu hút sự quan tâm của đông đảo người xem.
Phối hợp cùng Tạp chí Xưa và Nay, UBND quận Hoàn Kiếm giới thiệu đến công chúng bộ sưu tập ảnh tư liệu quý giá, tái hiện hành trình vẻ vang và những thử thách mà quận Hoàn Kiếm đã trải qua từ thời Cách mạng Tháng Tám năm 1945 tới ngày tiếp quản Thủ đô 10/10/1954.
Chị Antonella (áo xám) và chị Maria (áo đỏ) là những du khách đến từ Malta. Thăm Hà Nội trong dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, cả hai đều rất hào hứng khi được biết đến các hoạt động văn hóa, nghệ thuật sắp diễn ra và đã chuẩn bị kế hoạch tham dự nhiều sự kiện nhất có thể |
Triển lãm đem đến những góc nhìn đa dạng về đời sống, phong cảnh và con người Hà Nội thời kỳ đó, giúp người xem không chỉ hiểu rõ hơn về lịch sử mà còn cảm nhận được sự thay đổi, phát triển của Thủ đô trong từng khoảnh khắc lịch sử.
Những chiếc dép lốp đơn giản khi xưa qua bàn tay sáng tạo của những thợ thủ công trẻ đã mang những màu sắc mới |
Những chiếc móc khóa tí hon nhiều màu sắc được tạo hình dép lốp khiến nhiều du khách thích thú |
Tham gia chương trình "Ký ức Hà Nội - 70 năm", người dân và du khách có cơ hội hòa mình vào không gian văn hóa lịch sử thông qua những hoạt động trải nghiệm và giao lưu với các nhà nghiên cứu về giai đoạn tiếp quản Thủ đô.
Ngoài ra, khách tham quan còn có thể thử sức với các hoạt động tương tác như khoác lên mình bộ trang phục bộ đội, trải nghiệm làm dép cao su - một biểu tượng của thời kháng chiến, và thưởng thức những ca khúc đậm chất Hà Nội xưa.
Chương trình không chỉ là nơi lưu giữ những ký ức, mà còn mang đến một không gian kết nối quá khứ và hiện tại, giúp người dân Thủ đô thêm hiểu biết, tự hào về truyền thống dân tộc và góp phần lan tỏa giá trị lịch sử - văn hóa của Thủ đô Hà Nội.
"Sáng mát trời mà có sự kiện đẹp thế này là chúng tôi phải gọi nhau tham gia'", chị Phương Hoa (ngoài cùng bên phải) |
Những chiếc áo dài đỏ duyên dáng trong nắng thu vàng |
Đến với sự kiện, vợ chồng ông Công Phương Điệp và bà Hy Thị Túc (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cảm thấy bồi hồi trước những khung cảnh được tái tạo "rất giống ngày xưa".
Ông Điệp chia sẻ: "Các vật cản, mái nhà, khu phố,... được tạo hình rất giống phố phường Hà Nội khi xưa. Tôi được sống lại trải nghiệm đi bộ qua những mái nhà cổ, chụp hình tại bể nước công cộng...
Nhưng điều làm tôi xúc động nhất có lẽ là hình ảnh trái bom ba càng. Ngày còn bé, tôi được kể rất nhiều về những chiến sĩ cảm tử quân và những trái bom ba càng tuy thô sơ mà uy lực. Hôm nay dù chỉ được cầm mô hình trong tay, nhưng tôi rất xúc động. Nó gợi nhớ đến quá khứ, đến thời hoa lửa tranh đấu miệt mài giành lại tự do, độc lập của các bậc tiền bối. Cảm ơn Thủ đô đã cho chúng tôi sống lại thời quá khứ huy hoàng mà cũng đầy nước mắt, nụ cười của Hà Nội xưa".
Ông Công Phương Điệp và bà Hy Thị Túc. |
Hai ông bà rất chăm chú quan sát và kể những câu chuyện xưa về trái bom ba càng |
Gian hàng quạt giấy truyền thống với những thiết kế đơn giản và thanh nhã |
Ông đồ già mãi là hình tượng bất hủ trong văn hóa Việt nhiều đời nay |