Sửa Luật lần này để "không vướng nhau"

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho rằng, Chính phủ cần đánh giá đúng thực tế tình hình vi phạm trật tự xây dựng trong thời gian qua như thế nào, xây dựng không phép ra sao? Từ đó để thấy rằng, việc sửa Luật lần này để "không vướng nhau".
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Tăng thời gian thảo luận kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Đồng Nai sắp bị miễn nhiệm Cần xác định thanh niên không phải nhóm "yếu thế" Hãy đặt lên bàn, đưa ra ánh sáng tất cả lợi ích khi làm dự án BOT Hà Nội đề nghị nâng chế tài xử phạt với các hành vi xâm hại trẻ em
sua luat lan nay de khong vuong nhau
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.

Sáng 18/9, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.

Trình dự án luật, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết, trong thực tiễn triển khai thực hiện Luật Xây dựng năm 2014 đã xuất hiện một số vướng mắc, hạn chế, bất cập cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một số quy định của Luật.

Một số quy định tại các Điều 57, Điều 58, Điều 82, Điều 83 về nội dung, phạm vi, thẩm quyền thực hiện của cơ quan quản lý nhà nước, người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, tổ chức tư vấn về công tác thẩm định dự án, thẩm định thiết kế chưa phù hợp với nguyên tắc: Cơ quan quản lý nhà nước chỉ kiểm soát nội dung thuộc chức năng quản lý nhà nước về xây dựng, kiểm soát sự phù hợp với quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn, phương pháp tính định mức, đơn giá của các dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng. Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan tư vấn phải tự chịu trách nhiệm về các nội dung cụ thể của dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng. Nội dung, thẩm quyền thẩm định thiết kế xây dựng tại Điều 83 và cấp giấy phép xây dựng tại Điều 91, Điều 95 còn có một số điểm trùng lặp như đánh giá về an toàn công trình, an toàn môi trường, phòng, chống cháy nổ, năng lực của tổ chức, cá nhân thiết kế; điều kiện cấp giấy phép xây dựng chưa phù hợp với một số loại công trình; thời gian cấp giấy phép xây dựng còn dài.

Phát biểu tại phiên họp, các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, sau khi sửa Luật lần này làm sao “không vướng nhau”. Khi có luật thì trật tự xây dựng, quản lý xây dựng phải thực hiện nghiêm túc. Việc phân loại cấp công trình trong luật đã quy định rất rõ, đó là công trình cấp 1, cấp 2, cấp 3 rất dễ hiểu; nay Ban soạn thảo lại đưa ra sửa đổi và giao cho Chính phủ quy định cấp công trình, vậy có nên sửa điều này trong luật hay không?

sua luat lan nay de khong vuong nhau
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga

“Trong quá trình người dân xây dựng nhà ở chỉ vương vãi chút vật liệu ra đường thì từ ông tổ trưởng dân phố đến thanh tra xây dựng đến nhắc nhở. Ấy vậy mà có những công trình cao tầng, xây dựng vượt phép thì xử lý mãi chưa xong; Vẫn còn tình trạng phạt xong nhưng vẫn cho tồn tại”, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho rằng, Chính phủ cần đánh giá đúng thực tế tình hình vi phạm trật tự xây dựng trong thời gian qua như thế nào, xây dựng không phép ra sao? Có bao nhiêu chủ thể phải xử lý chứ không thể đổ lỗi cho công ty, doanh nghiệp xây dựng, mà phải có người đứng đầu chịu trách nhiệm. “Những người đứng đầu ở đâu, chính quyền địa phương ở đâu? Chất lượng công trình xây dựng xuống cấp nhanh, có tình trạng “rút ruột công trình”, việc tháo giỡ công trình sai phép, công tác phòng cháy chữa cháy chung cư cao tầng?…

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh: Về phạm vi điều chỉnh, sửa đổi Luật Xây dựng vẫn còn có ý kiến khác nhau. Vì vậy, Ban soạn thảo cần tập trung rà soát để luật đưa ra sẽ giải quyết được những vấn đề bức xúc, tháo gỡ vấn đề xây dựng và quản lý xây dựng.

Hoài An
Phiên bản di động