Thêm 2 lễ hội ở Hải Dương được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Hải Dương: Cháy lớn tại công ty chứa vải vụn Khởi công Đường trục Đông - Tây và 2 nút giao cao tốc Hà Nội - Hải Phòng Hải Dương dự kiến tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ 5 - 11 tuổi từ giữa tháng 4 |
Ngày 4/4, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với 2 lễ hội của Hải Dương. Đó là Lễ hội truyền thống đền Tranh (xã Đồng Tâm, Ninh Giang) và Lễ hội truyền thống đền Cao An Phụ (phường An Sinh, Kinh Môn).
Đền Tranh hay còn gọi là đền Quan lớn Tuần Tranh, là một ngôi đền cổ nằm ở gần bến đò Tranh, chưa rõ năm và người khởi dựng. Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, tại đây có 2 kỳ lễ hội mùa xuân và mùa thu với các nghi thức: khai quang tịnh đền, cáo yết, rước văn tế, rước nước, mộc dục, rước tượng Quan lớn Tuần Tranh, tế lễ; đánh pháo đất, hát văn và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, ngày tiệc quan. Lễ hội đền Tranh sau Cách mạng Tháng Tám giữ một số nghi thức như trước kia song đã loại bỏ nhiều thủ tục rườm rà, cầu kỳ cả về hình thức, nội dung và các hủ tục.
Lễ hội truyền thống đền Tranh là một trong hai lễ hội vừa được Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. |
Lễ hội đền Cao An Phụ gắn liền với thân thế, sự nghiệp của An Sinh vương Trần Liễu - thân phụ của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, linh hồn của 3 cuộc chiến thắng quân Nguyên - Mông xâm lược. Trước Cách mạng Tháng Tám, lễ hội được tổ chức trong 3 ngày. Phần lễ và hội gồm: lễ cáo yết, lễ mộc dục, lễ rước bộ, tế lễ; thi bánh lòng, thi gói bánh chưng, đấu vật. Từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, lễ hội vẫn tổ chức trong 3 ngày nhân ngày giỗ của An Sinh vương Trần Liễu, phần lễ và phần hội cơ bản như trước kia.
Ngoài 2 lễ hội kể trên, đến nay Hải Dương đã có 9 lễ hội và nghệ thuật trình diễn dân gian được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gồm các lễ hội: chùa Côn Sơn, đền Kiếp Bạc, đền Quát, đền - đình Sượt, đình Trịnh Xuyên, chùa Hào Xá; múa rối nước, hát trống quân và ca trù.
Lễ hội, nghệ thuật trình diễn dân gian được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ giúp tư liệu hóa các lễ hội, nghệ thuật truyền thống để tránh thất truyền. Từ đó sẽ có những sự lệ được phục hồi, truyền dạy, làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa xứ Đông...