Quảng Nam: Khai thông sông Cổ Cò sẽ đánh thức các dự án đang ngủ quên

Một lần nữa, Dự án khai thông sông Cổ Cò mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa và giá trị khai thác du lịch, vận tải nối đô thị cổ Hội An và đô thị hiện đại Đà Nẵng sau nhiều năm "nằm im" đã được khởi động lại.    
Bài 17 - Quảng Nam: Hàng trăm người đến nhà GĐ Công ty Bách Đạt đòi sổ đỏ Quảng Nam: Manh nha hình thành đô thị ven biển Duy Hải - Duy Nghĩa Quảng Nam: Kỷ niệm 700 năm ngày giỗ tổ nghề yến Quảng Nam: Người dân chặn đường phản đối Công ty Việt Hàn gây ô nhiễm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam bị giả chữ ký để thổi giá đất
quang nam khai thong song co co se danh thuc cac du an dang ngu quen
Sau những biến cố của tự nhiên, nhiều đoạn của sông Cổ Cò đã bị bồi lấp hoàn toàn.

UBND TP. Đà Nẵng và UBND tỉnh Quảng Nam vừa thống nhất sẽ thông luồng toàn tuyến sông Cổ Cò trước tháng 9/2020. Dự án này dự kiến có tổng kinh phí đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng.

Theo đó, đối với các công trình hạ tầng hai bên bờ sông, hai địa phương sẽ thống nhất các chuẩn thiết kế kỹ thuật như: thông số khẩu độ thông thuyền của các cầu qua sông; thông số thiết kế hệ thống kè và đường hai bên bờ sông… đảm bảo sự đồng bộ trên toàn tuyến, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tàu thuyền lưu thông khu vực này. Đồng thời, thiết kế các cầu qua sông và hệ thống kè, trên tiêu chí đề cao tính thẩm mỹ, tạo điểm nhấn cảnh quan dọc tuyến sông.

Tại buổi làm việc, Quảng Nam và Đà Nẵng thống nhất thời gian khớp nối, thông luồng toàn tuyến dòng sông Cổ Cò trước tháng 9/2020.

Sông Cổ Cò chảy từ Tây Bắc (thuộc Đà Nẵng) xuống Đông Nam (thuộc đô thị cổ Hội An) qua phường Điện Dương (TX Điện Bàn) tạo thành trục không gian kết nối đô thị Đà Nẵng - Hội An.

Từ xa xưa, sông Cổ Cò còn gọi là Lộ Cảnh Giang có vai trò quan trọng đối với sự phát triển phồn thịnh của đô thị cổ Hội An. Nhưng sau những biến cố của tự nhiên, con sông đã bị bồi lấp hoàn toàn.

Năm 2011, chính quyền tỉnh Quảng Nam quyết định giao cho một doanh nghiệp triển khai nạo vét lòng sông Cổ Cò, đổi lại là quỹ đất để hoàn vốn cho chủ đầu tư. Dự tính ban đầu khoảng 730 tỉ đồng kinh phí, nhưng sau khi tính toán con số này nhảy vọt lên hơn 1.000 tỉ đồng, vậy là dự án phải tạm dừng.

Việc tỉnh Quảng Nam quy hoạch dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị - Du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái ven sông Cổ Cò sau khi nạo vét đạt đẳng cấp quốc gia và quốc tế, đáp ứng nhu cầu sinh sống và nghỉ dưỡng cho người có thu nhập cao và khách du lịch trong và ngoài nước đã thu hút nhiều dự án khác đổ về đây.

quang nam khai thong song co co se danh thuc cac du an dang ngu quen
Nhiều dự án "ngâm lâu" được cho là chờ Dự án khơi thông sông Cổ Cò

Trên bản đồ hành chính của phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn hiện đã phủ kín 30 dự án đầu tư khu du lịch sinh thái, căn hộ, biệt thự cao cấp, khu nghỉ dưỡng... Tuy nhiên, thực tế sau gần mười năm thì chỉ có dăm ba dự án ì ạch triển khai. Hàng chục dự án lớn, nhỏ đã treo hàng chục năm nay khiến người dân đi không được, ở không xong, mà nguyên nhân được cho là chủ đầu tư chờ Dự án khai thông sông Cổ Cò khởi động, giá bất động sản tăng lên rồi mới chắc chắn triển khai thực hiện, đã làm ảnh hưởng lớn tới cuộc sống, sản xuất của hàng ngàn hộ dân phường Điện Dương trong một thời gian dài và gây lãng phí tài nguyên.

Vậy nên, nếu Dự án khai thông sông Cổ Cò được triển khai theo đúng tinh thần, lộ trình tại buổi làm việc giữa Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng ông Lê Trung Chinh và ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, thì có lẽ vui nhất là người dân phường Điện Dương (TX Điện Bàn). Vì người dân sẽ có cơ hội thoát khỏi các dự án treo như hiện nay để “an cư lạc nghiệp”.

Ông Nguyễn Đạt – Phó Chủ tịch UBND TX. Điện Bàn cho rằng: Dự án nạo vét sông Cổ Cò là dự án “động lực” không những của phường Điện Dương mà là của thị xã Điện Bàn, tức là các dự án đổ về đây hiện nay đều “ăn theo” dự án này. Nếu như dự án sông Cổ Cò khởi động và hoàn thành, thì chắc chắn các dự án khác không cần giục họ cũng sẽ nhanh chóng triển khai chứ không “ ngâm lâu” như hiện nay.

N.Dương
Phiên bản di động