Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại
Hội thảo có sự tham dự của gần 300 đại biểu, là đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương; Các Bộ, ngành Trung ương, UBND các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô; Các chuyên gia, nhà khoa học; Các tổ chức chính trị - xã hội; Doanh nghiệp...
Bên cạnh đó, hội thảo khoa học cũng mời một số chuyên gia quốc tế có nhiều nghiên cứu về văn hóa Việt Nam tham dự…
Việc tổ chức hội thảo nhằm xác định rõ nội hàm, đặc tính và giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội; Vấn đề khoa học và thực tiễn về các nội dung văn hiến, văn minh, hiện đại trong quá trình phát triển Thủ đô Hà Nội; Đề xuất các giải pháp phát huy giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".
Đây là hội thảo cấp TP, là một trong những hoạt động nhằm phục vụ công tác lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Nghị quyết của Thành ủy Hà Nội về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Hội thảo khoa học phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" xác định 4 nội dung lớn: Văn hoá Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại": Phân tích, làm rõ giá trị, đặc điểm của văn hóa Thăng Long - Hà Nội, nhấn mạnh văn hoá văn minh, thanh lịch Người Hà Nội; Nội hàm "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại". Nguồn lực văn hóa Thăng Long - Hà Nội: Nhận diện các nguồn lực văn hoá của Thủ đô; Trong đó, bao gồm các nguồn vốn xã hội, các vấn đề về con người Hà Nội. Hà Nội - Thủ đô di sản, TP sáng tạo, khát vọng phát triển: Đánh giá các giá trị và các giải pháp để bảo tồn phát huy, phát triển giá trị của Thủ đô di sản; Đặc biệt thông qua việc phát triển thương hiệu "Thành phố sáng tạo". Các điều kiện, nhiệm vụ, giải pháp huy động huy động nguồn lực để phát triển Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại": Vấn đề phát triển công nghiệp văn hoá, một số vấn đề cụ thể cần ưu tiên tập trung trong huy động giá trị và nguồn lực văn hóa để phát triển Thủ đô (các công trình văn hóa, quy hoạch, kiến trúc, thiết chế văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, tác phẩm nghệ thuật…). |