Ông cụ bật khóc vì được ăn bữa cơm đầu tiên sau 3 ngày

Do nhiều ngày nay nước lũ dâng cao, địa hình hiểm trở nên ông không thể nhận được đồ cứu trợ và phải nhịn đói suốt 3 ngày. Vợ ông hiện nay đang trú tại bệnh viện còn các con cũng chịu ảnh hưởng nặng nề do tình hình mưa lũ phức tạp.
Những "bữa cơm" nghĩa tình trong đại dịch Covid-19 Chương trình "Triệu bữa cơm" đến với xóm chạy thận Hà Nội Xe buýt chở đội tuyển bóng đá thẳng tiến về Văn phòng Chính phủ

Ông Nguyễn Văn Lài bật khóc, vui mừng khi nhận được đồ cứu trợ. Nguồn video: Otofun

Khi nhận suất cơm nóng sau nhiều ngày bị cô lập bởi lũ, ông Nguyễn Văn Lài (72 tuổi), thôn Hòa Bình, xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh, rốn lũ sâu nhất tỉnh Quảng Bình đã bật khóc, cụ vừa ăn vừa lau nước mắt, "72 năm qua, ông chưa bao giờ thấy trận đại hồng thủy nào khủng khiếp, dữ dội đến thế".

Khi 1 thành viên trong đoàn cứu trợ hỏi thăm về hoàn cảnh ông càng tủi thân hơn. Mẹ già đang nằm viện, con cái ở xung quanh nhưng cũng bị cô lập bởi nước lũ, mỗi mình ông ở lại giữ nhà. Nhưng khi lũ về, những tài sản, vật dụng trong nhà cũng bị lũ cuốn trôi, nhà ông lại ở sâu trong hẻm nên thuyền lớn không thể đi vào, ông cũng không thể đi xin được đồ cứu trợ.

Cứ như vậy nhiều ngày qua, ông chưa được ăn cơm, chỉ có thể cầm bụng bằng đồ còn sót lại.

Nhiều người khi nhận được cứu trợ của đồng bào cảm thấy vô cùng hạnh phúc, có người bật khóc nức nở ngay giữa mênh mông nước bạc.
Nhiều người khi nhận được cứu trợ của đồng bào cảm thấy vô cùng hạnh phúc, có người bật khóc nức nở ngay giữa mênh mông nước bạc.

Trong những ngày vừa qua, miền Trung đang phải gánh chịu thảm họa thiên tai chưa từng có. Những trận lụt lịch sử nhấn chìm nhà cửa, làng mạc. Hàng nghìn người dân không có chỗ trú ẩn, cầu cứu giúp đỡ trong đêm. Nước lũ lên quá nhanh, người dân không chỉ kịp chạy thoát thân mà không kịp chuẩn bị đồ ăn dự trữ. Nhiều gia đình hết sạch đồ ăn dự trữ trong khi nước lũ vẫn bủa vây.

Chiều 21/10, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh cho biết, đã có 5.000 suất ăn trưa là cơm nóng được chuyển đến người dân vùng lũ. Theo vị lãnh đạo huyện, đưa được 1 suất cơm hoặc 1 gói lương khô, hoặc 1 gói mì tôm đến với vùng lũ là "một kỳ công".
Phạm Mạnh (t/h)
Phiên bản di động