Nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư chỉ được cho thuê, thuê mua
Nghiên cứu cho phép Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tham gia xây nhà ở xã hội Cần đặt ra mức giá trần cho nhà ở xã hội |
Chiều 26/10, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).
Về nhà ở xã hội xây dựng bằng vốn đầu tư công, Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng cho biết, để hài hòa giữa nhu cầu của người dân và nguồn lực Nhà nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tiếp thu một phần ý kiến đại biểu Quốc hội và Chính phủ để chỉnh lý khoản 1 và khoản 2 Điều 80 của dự thảo luật.
Cụ thể, đối với các dự án nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công chỉ được cho thuê, cho thuê mua.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). |
Còn đối với dự án nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn khác của Nhà nước thì được bán, cho thuê, cho thuê mua.
Theo ông Tùng, quy định theo hướng này bảo đảm thẩm quyền linh hoạt của Chính phủ trong chỉ đạo thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội căn cứ vào nguồn lực Nhà nước từng thời kỳ.
Trường hợp nguồn lực Nhà nước cân đối được thì có thể tập trung chủ yếu phát triển nhà ở xã hội để cho thuê nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nhà ở xã hội của người dân có thu nhập thấp.
Về quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp, do vấn đề này còn ý kiến khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo 2 phương án.
Báo cáo 2 phương án Tổng Liên đoàn Lao động đầu tư nhà ở xã hội. |
Phương án 1: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư dự án nhà ở xã hội để cho thuê.
Việc này nhằm vừa bổ sung nguồn lực đầu tư dự án nhà ở xã hội, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho công nhân, người lao động có thu nhập thấp, thu hút người lao động tham gia tổ chức công đoàn, vừa giới hạn phạm vi thực hiện (không bao gồm nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp) để nâng cao tính khả thi.
Phương án 2: Chưa quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội trong Luật Nhà ở (sửa đổi).
Vói phương án này, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng đề án báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định cho thực hiện thí điểm chính sách là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội trong một thời hạn nhất định, nếu phát huy hiệu quả mới quy định trong luật.
Về xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với ý kiến xây dựng nhà lưu trú công nhân trong diện tích đất thương mại, dịch vụ của khu công nghiệp như quy định của dự thảo luật do Chính phủ trình tại kỳ họp thứ 5 vì giúp giải quyết được nhiều vướng mắc, tạo thuận lợi cho công nhân khu công nghiệp.