Ngày càng nhiều tập đoàn muốn mua điện tái tạo không qua EVN
Chính phủ đề xuất rót hơn 2.500 tỷ đồng cho EVN kéo điện ra Côn Đảo Thủ tướng: Không để lãng phí nguồn năng lượng mặt trời và gió |
Trong Sách Trắng thường niên lần thứ 15 của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) vừa công bố đã đề cập đến việc mua điện trực tiếp từ các nhà đầu tư điện năng lượng tái tạo.
Theo EuroCham, những diễn biến trên thị trường năng lượng trên toàn cầu và trong khu vực đã làm tăng đáng kể khả năng thị trường năng lượng vào năm 2030 sẽ tập trung nhiều hơn vào các năng lượng chi phí thấp và ít phụ thuộc hơn vào nhiên liệu hóa thạch.
Từ đó sẽ dẫn đến việc tạo ra các hệ thống năng lượng đa dạng, ổn định, đáng tin cậy với chi phí hợp lý hơn; thậm chí còn nhiều hơn ở những thị trường có cạnh tranh công khai và tiếp cận được với nguồn vốn quốc tế.
Cũng theo EuroCham, hợp đồng mua bán điện trực tiếp (DPPA) là thỏa thuận trực tiếp giữa bên sản xuất điện bên và có nhu cầu mua điện về việc mua bán điện mà không thông qua các công ty điện lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và ngày càng có nhiều tập đoàn toàn cầu có nhu cầu về điều này.
Ảnh minh họa. |
Các tập đoàn cũng đã thể hiện sự quan tâm của mình trong việc mua năng lượng tái tạo thông qua DPPA được đề xuất và sản xuất năng lượng sạch của riêng họ trong các nhà máy điện với hệ thống quản lý tài sản năng lượng bằng chương trình lưu trữ sau công tơ điện có quy mô lớn hơn.
Họ cho rằng, sự chắc chắn trong việc đảm bảo cung cấp năng lượng xanh giúp giải quyết nhu cầu đáp ứng các mục tiêu của doanh nghiệp và nhu cầu của nhà đầu tư.
Cho rằng mục tiêu 100% năng lượng sạch"của Việt Nam trong tương lai như cam kết là đầy thách thức. Tuy nhiên, EuroCham đánh giá, đây là mục tiêu đã trở nên phổ biến đối với các công ty trên toàn cầu, bao gồm cả những công ty thuộc "Nhóm RE100", những tập đoàn lớn có tầm ảnh hưởng trên toàn cầu và đã cam kết thực hiện các hoạt động có ích cho môi trường và xã hội.
"Để hỗ trợ các sáng kiến này, chúng tôi hoan nghênh việc thực hiện ngay đề án thí điểm DPPA với các tiêu chí phù hợp và thiết lập một quy trình hiệu quả để lựa chọn dự án thí điểm và giảm bớt gánh nặng pháp lý cho các công ty muốn triển khai các nhà máy năng lượng sạch sau công tơ điện. Cả hai biện pháp này sẽ giúp từng công ty riêng lẻ đạt được mục tiêu cung cấp năng lượng sạch 100% của riêng mình", EuroCham cho biết.
Thep đó, các giải pháp được đưa ra là thiết lập biểu giá hoặc cơ chế tài trợ rõ ràng, minh bạch, không có rủi ro, trong đó có thể áp dụng mức giá thỏa thuận ban đầu trong suốt thời gian thực hiện dự án; tiêu chí phù hợp và quy trình hiệu quả để lựa chọn dự án thí điểm.
Cùng với đó là việc loại bỏ các rào cản đối với việc sản xuất và tiêu thụ điện tái tạo tại chỗ từ điện mặt trời mái nhà hoặc điện gió trên bờ/điện mặt trời trên bờ quy mô nhỏ.
Ngoài ra cũng cần đưa ra các tiêu chí chính thức và công nhận các chứng nhận điện tái tạo (REC - cả chứng nhận quốc tế và trong nước) là giải pháp chuyển tiếp được công nhận trong nỗ lực đạt được mục tiêu 100% năng lượng sạch cũng như giảm phát thải khí nhà kính (GHG) của doanh nghiệp.