Ngày 25/10, Quốc hội tiếp tục họp riêng về công tác nhân sự
Đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng bán thuốc tràn lan trên mạng Hôm nay, Quốc hội họp bàn về vấn đề gì? |
Theo đó, đầu giờ sáng 25/10, Quốc hội sẽ nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; thảo luận ở hội trường về nội dung này.
Sau đó, Quốc hội họp riêng về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Chiều cùng ngày, Quốc hội tiếp tục họp riêng về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Tiếp theo, Quốc hội nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) và thảo luận ở hội trường về nội dung này.
Quang cảnh kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. |
Liên quan đến công tác nhân sự, ngay tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8, chiều 21/10, Quốc hội khóa XV đã tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026.
Theo đó, Quốc hội đã thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 đối với Thường trực Ban Bí thư Lương Cường.
Theo Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Hiến pháp quy định Chủ tịch nước có một số nhiệm vụ, quyền hạn như: Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó chủ tịch nước, Thủ tướng; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội để bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó thủ tướng, bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.
Chủ tịch nước cũng có thẩm quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao; quyết định đặc xá, công bố quyết định đại xá. Chủ tịch nước thống lĩnh lực lượng vũ trang Nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.