Ngân hàng Nhà nước ra chỉ đạo "nóng" liên tiếp về đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng
Bộ Tài chính xử lý 350 đơn tố cáo liên quan đến bán bảo hiểm qua ngân hàng Phó Thống đốc: Chính sách giảm lãi suất được thực hiện rất thiết thực và quyết liệt |
Theo đó, tại văn bản số 3205/NHNN-TTGSNH, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế tối đa việc phát sinh mới nợ nhóm 2 và nợ xấu, trong đó lưu ý kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; thực hiện phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo đúng quy định pháp luật. Đồng thời, tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp thu hồi nợ xấu và nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.
Các tổ chức tín dụng cổ phần tuân thủ đúng quy định của pháp luật về sở hữu cổ phần, cấp tín dụng đối với cổ đông và người có liên quan. Đối với tổ chức tín dụng có sở hữu cổ phần vượt giới hạn quy định, khẩn trương thực hiện các giải pháp xử lý quyết liệt vấn đề này, phối hợp chặt chẽ cổ đông lớn xây dựng giải pháp thoái vốn theo quy định, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền nhằm tuân thủ quy định của pháp luật.
Ngân hàng Nhà nước. |
Các tổ chức tín dụng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; tiếp tục rà soát, theo dõi, giám sát chặt chẽ hoạt động cấp tín dụng, biến động sở hữu cổ phần của cổ đông, cổ đông và người có liên quan, nhóm cổ đông cần quan tâm (nếu có) tại tổ chức tín dụng, kịp thời phát hiện, xử lý các tồn tại, vi phạm về sở hữu cổ phần, cấp tín dụng, góp vốn không đúng quy định, ngăn ngừa sở hữu chéo, thao túng hoạt động của tổ chức tín dụng.
Cùng đó, các tổ chức tín dụng tăng cường rà soát, kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động phát hành thư tín dụng (L/C) nội địa (đặc biệt là UPAS L/C nội địa), đảm bảo đúng quy định pháp luật và quy định nội bộ (trong đó lưu ý các trường hợp khách hàng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng); có biện pháp cụ thể nhằm kiểm soát rủi ro phát sinh từ hoạt động phát hành L/C nội địa, hạn chế tối đa rủi ro phát sinh nợ xấu, góp phần đảm bảo chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Tại văn bản số 3206/NHNN-TTGSNH gửi NHNN, nhằm tăng cường hiệu lực công tác thanh tra, giám sát, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước tại Thông báo số 64/TB-NHNN ngày 24/2/2023 về hoạt động đại lý bảo hiểm.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nghiêm túc, khẩn trương xử lý các kiến nghị, phản ánh của người dân và các cơ quan, doanh nghiệp về hoạt động đại lý bảo hiểm của các tổ chức tín dụng qua đường dây nóng của Ngân hàng Nhà nước và gửi kết quả xử lý về Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng theo quy trình tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị liên quan đến hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng.
Liên quan đến hoạt động đôn đốc, thu hồi nợ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đôn đốc, thu hồi nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, thuộc đối tượng giám sát an toàn vi mô của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nhằm kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật (nếu có). Trường hợp phát hiện dấu hiệu/hành vi vi phạm pháp luật, áp dụng/tham mưu cấp có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xử lý theo đúng quy định pháp luật.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, thực trạng hoạt động của các tổ chức tín dụng thuộc phạm vi quản lý, yêu cầu quản lý nhà nước theo thẩm quyền, nghiên cứu lồng ghép nội dung thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động đôn đốc, thu nợ khách hàng vào các cuộc thanh tra theo kế hoạch năm 2023 và các năm tiếp theo.