Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ chủ trương cơ cấu lại SCB

Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương cơ cấu lại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
Chính phủ yêu cầu báo cáo việc xử lý Ngân hàng SCB, không để chậm trễ Chính phủ yêu cầu khẩn trương xây dựng phương án cơ cấu lại Ngân hàng SCB

Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện một số nghị quyết giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ.

Theo đó, trong lĩnh vực ngân hàng, Chính phủ cho biết, đến nay Ngân hàng Nhà nước đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt gồm: Ngân hàng Xây dựng (CBBank), Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP Bank) và Ngân hàng Đông Á (DongABank).

Theo báo cáo của Chính phủ, hiện các bên liên quan đang thực hiện tiếp các nội dung tiếp theo sau khi chủ trương được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ trình Chính phủ phê duyệt phương án cơ cấu lại số nhà băng này.

Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ chủ trương cơ cấu lại SCB
Ảnh minh họa.

Đặc biệt, đối với trường hợp Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ tháng 10/2022, chủ trương cơ cấu lại ngân hàng này đã được Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ xem xét, quyết định.

Chủ trương cơ cấu ngân hàng này được đưa ra trên cơ sở báo cáo đánh giá tổng thể thực trạng, đề xuất chủ trương cơ cấu lại của chính nhà băng và Ban kiểm soát đặc biệt SCB.

Theo Chính phủ, việc cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém và SCB từng được phải bảo đảm minh bạch, không thất thoát tài sản.

Trước đó, tại Nghị quyết 144/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2023, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tập trung xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém, báo cáo các cấp có thẩm quyền trong tháng 9/2023; giám sát chặt chẽ tình hình nợ xấu, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.

Trong đó, Ngân hàng Nhà nước phải khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền trong tháng 9/2023 phương án xử lý SCB, không để chậm trễ hơn nữa.

Hậu Lộc
Phiên bản di động