Nên đặt lễ cúng ông Táo ở đâu?

Cúng ông công ông táo là một nghi lễ truyền thống của người Việt Nam thường được tiến hành trước 12h ngày 23 tháng chạp. 
Lau dọn bàn thờ đúng cách, rước tài lộc vào nhà Cá chép "giả" cúng ông Công ông Táo được chuộng

Theo các nhà nghiên cứu, phong tục thờ và cúng ông Công, ông Táo là tín ngưỡng văn hóa dân gian Việt Nam. Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo Quân sẽ về Trời để báo cáo với Ngọc Hoàng những việc làm của gia chủ trong một năm. Vì vậy, mỗi nhà đều làm cỗ cúng tiễn Táo Quân về Trời chu đáo.

nen dat le cung ong tao o dau
Một mâm cỗ cúng ông Táo.

Theo dân gian, Táo quân là thần Bếp nên họ thường đặt lễ cúng dưới bếp. Khi cúng nên bật bếp để hơi ấm tỏa ra, cầu chúc cả nhà no ấm quanh năm.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, một số vùng miền, người dân còn lập bàn thờ Táo quân riêng để cúng bái. Tuy nhiên, lễ cúng Táo Quân ngày 23 tháng Chạp thực chất là cúng chung 3 vị Thần Đất, Thần Nhà và Thần Bếp, dân gian thường gọi là Thần linh, Thổ địa được thờ trên ban thờ. Vì vậy, việc hành lễ phải được tiến hành tại ban thờ chính, là nơi trang trọng nhất trong nhà chứ không thể thực hiện ở bếp. Tuyệt đối không được để ở ban thờ Phật. Ngoài ra, có thể đặt mâm lễ Táo Quân ở ngoài trời. Khi cúng, nên đặt cá chép ở cạnh khu vực thờ cúng.

nen dat le cung ong tao o dau
Các món gợi ý cúng ông Công, ông Táo. Tùy theo hoàn cảnh, gia chủ có thể sắp mâm cúng ông Táo phù hợp với gia đình mình.

Thường vào sáng sớm hoặc trưa ngày 23 tháng Chạp, gia chủ làm lễ quan soái (lễ sửa bát hương). Với sự kính cẩn và thành tâm, bát hương được lau sạch sẽ, để lại ba chân hương đẹp nhất. Lễ sửa bát hương thường chỉ thực hiện một lần duy nhất trong năm vào ngày 23 tháng Chạp.

nen dat le cung ong tao o dau

Sau đó gia chủ ăn mặc chỉnh tề, bày lễ và đọc văn khấn. Sau khi hết một hoặc hai tuần hương, gia chủ khấn vái thành tâm, tạ lễ, hóa vàng và nếu cúng cá thật thì mang cá chép đi phóng sinh.

Ngày lễ ông Công ông Táo 23 tháng Chạp năm nay rơi vào thứ Sáu ngày 17/1/2020 dương lịch. Theo các chuyên gia văn hoá, thời gian cúng tốt nhất là từ 11 giờ - 13 giờ. Do đó gia chủ cần cố gắng thu xếp thời gian và chuẩn bị lễ vật đầy đủ để cúng lễ vào khung giờ trên.

Văn khấn ông Táo, bài cúng ông Táo được lưu truyền trong dân gian:

Kính lạy Thượng Đế

Kính lạy Ngũ Đế, Đông phương Thanh Đế, Nam phương Xích Đế, Tây phương Bạch Đế, Bắc phương Hắc Đế, Trung ương Hoàng Đế.

Kính lạy thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng

Trung đàm thần tướng thiên thiên binh

Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã

Kính lạy sơn thần, long thần, thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ lai sàng chứng giám

Hôm nay là ngày 23 tháng chạp năm... Đinh Dậu. Là ngày thần Táo Quân về trời tấu sớ

Tín chủ con tên là... sinh ngày... tháng... năm... nguyên quán... địa chỉ thường trú...

Với tấm lòng thành kính con xin có chút lễ vật, nhang đăng thỉnh cầu kính mời Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Thần Tướng, Thiên Tướng, Thiên Binh, Thiên Mã, cùng chư vị thần tiên trên trời dưới đất, chứng giám cho con được làm lễ tiễn thần Thổ Công Táo Quân về trời.

Kính lạy Thổ thần thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ lai sàng chứng giám. Trong năm qua nhờ ân phúc của các ngài chúng con được mạnh khoẻ, hạnh phúc, mọi điều may mắn.

Nay con làm lễ với tấm lòng thành kính tiễn ngài về trời tấu xin Thượng Đế, Ngũ Đế, cùng chư vị thần tiên phù hộ độ trì cho đất nước con, quê hương con, gia tộc và gia đình con được mạnh khoẻ hạnh phúc, an khang thịnh vượng.

Con cầu xin Thượng Đế, Ngũ Đế các vị thần tiên cùng chư ngài chứng giám cho tấm lòng thành kính của con.

Kính chúc Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị thần tiên cùng chư ngài thiên thiên tuế!

(Con xin đa tạ, Con xin đa tạ, con xin đa tạ)

* Sau khi cúng xong thì lại kính lễ 9 lần

* Lễ xong đi lùi ba bước mới được quay lưng đi

D.Minh (t/h)
Phiên bản di động