Liên tục phát hiện buôn bán xăng dầu giả: Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo nóng

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, tình hình buôn lậu và gian lận thương mại mặt hàng xăng dầu diễn biến phức tạp, nhất là tình trạng pha trộn, tiêu thụ xăng dầu giả, kém chất lượng tiếp tục xảy ra trên một số tuyến, địa bàn trọng điểm...
Việt Nam nhập khẩu xăng dầu từ Trung Quốc tăng đột biến

Mặc dù vậy, việc phát hiện và xử lý các sai phạm còn chưa tương xứng, công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương trong công tác quản lý chất lượng xăng dầu còn nhiều bất cập, cần được chú trọng, nâng cao.

Liên tục phát hiện buôn bán xăng dầu giả: Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo nóng
Chuyên án 920G buôn lậu, sản xuất xăng giả vừa được Công an Đồng Nai triệt phá

Nhằm tăng cường quản lý chất lượng mặt hàng xăng dầu trong đó tăng cường công tác phối hợp trong thanh tra, kiểm tra hoạt động nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh xăng dầu, tránh chồng chéo, trùng lặp; Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về chất lượng xăng dầu... Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa có công văn đề nghị Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, và các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, lực lượng thực hiện một số nhiệm vụ trong quản lý mặt hàng này.

Theo đó, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, lực lượng (Quản lý thị trường; Tiêu chuẩn đo lường chất lượng; Hải quan; Thuế; Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; An ninh Kinh tế và chính quyền địa phương các cấp) theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền thực hiện một số nhiệm vụ.

Trong đó, các đơn vị chủ động theo dõi nắm chắc diễn biến tình hình, nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh (địa điểm lưu kho, bồn chứa xăng dầu, giai đoạn phân phối lưu thông, địa điểm tồn trữ chất dung môi dễ bị lợi dụng pha trộn với xăng dầu) triển khai các biện pháp nghiệp vụ, phát hiện kịp thời đấu tranh quyết liệt với đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu, tập trung đấu tranh với các đối tượng chuyên điều hành hoạt động pha trộn xăng dầu giả, kém chất lượng tại các địa bàn nội địa trọng điểm, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cũng yêu cầu tăng cường công tác phối hợp giữa các Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, địa phương để chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan nhất là các cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép, đăng ký chất lượng, đo lường thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ các thương nhân nhập khẩu, đại lý kinh doanh xăng dầu, đại lý bán lẻ xăng dầu trong việc chấp hành các quy định về điều kiện trong nhập khẩu, sản xuất, phân phối lưu thông; Kịp thời phát hiện xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật như: Gian lận về đo lường, không bảo đảm chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn công bố áp dụng.

Hậu Lộc
Phiên bản di động