Kỷ lục sống lâu nhất dưới nước
"Thành phố ma" bất ngờ lộ diện trên hồ nước diện tích 2.000km2 ở Trung Quốc Hà Mã không biết bơi mặc dù cả ngày sống dưới nước là vì sao? Căn cứ không quân Mỹ chìm sâu dưới nước lũ |
Giáo sư Joseph Dituri đã sống 74 ngày dưới nước (Ảnh: Reuters) |
Ông Joseph Dituri, người còn có biệt danh là “Tiến sĩ Biển sâu” là một cựu chỉ huy hải quân Mỹ và Giáo sư tại Đại học Nam Florida, đã lập kỷ lục vào ngày 13/5. Theo đó, ông Dituri đã sống trong một căn phòng đặc biệt ở độ sâu 9m so với mặt nước biển tại đầm phá Key Largo thuộc quần đảo Florida Keys từ ngày 1/3.
Sống trong căn phòng đặc biệt này, ông Dituri dùng bữa gồm đầy đủ protein như trứng và cá hồi được chế biến bằng lò vi sóng, tập thể dục với dây kháng lực, chống đẩy hàng ngày và ngủ trưa trong một giờ.
Khác với tàu ngầm, căn phòng đặc biệt của ông Dituri không sử dụng công nghệ điều chỉnh áp suất gia tăng dưới nước.
Tuy nhiên, Giáo sư Dituri chia sẻ ông không muốn dừng chân ở kỷ lục 74 ngày. Ông dự định sẽ ở lại căn nhà dưới nước cho đến ngày 9/6, khi tròn 100 ngày, để hoàn thành nhiệm vụ của Dự án Neptune 100 - kết hợp nghiên cứu y tế và đại dương, được tổ chức bởi Quỹ Phát triển Tài nguyên biển.
Ông Joseph Dituri trong ngôi nhà dưới nước (Ảnh: CNN) |
Kỷ lục trước đó là 73 ngày, hai giờ và 34 phút được thiết lập bởi hai giáo sư khác là Bruce Cantrell và Jessica Fain tại cùng địa điểm vào năm 2014.
“Kỷ lục này chỉ là một cú hích nhỏ. Tôi rất vinh dự khi đạt được kỷ lục này. Nhưng quan trọng hơn hết, chúng tôi vẫn còn nhiều thí nghiệm khoa học phải làm. Con đường khoa học chưa dừng lại ở đây”, ông Dituri tâm sự.
Đặc biệt trong 74 ngày sống dưới nước, ông Dituri vẫn tham gia giảng dạy trực tuyến cho 2.500 sinh viên tại Đại học Nam Florida, cũng như trả lời phỏng vấn.
Mục tiêu nghiên cứu của tiến sĩ Dituri là kết hợp nghiên cứu y tế và hàng hải, đồng thời cung cấp khả năng tiếp cận giáo dục cho sinh viên tại Đại học Nam Florida. Một số nghiên cứu hàng ngày của nhà khoa học này có liên quan đến việc theo dõi phản ứng của cơ thể con người khi tiếp xúc lâu dài với áp suất cực lớn. Thông tin được đánh giá là sẽ rất hữu ích cho các nhiệm vụ hàng hải ở những vùng biển sâu trong tương lai.